Các tin tức tại MEDlatec
Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh giúp đẩy nhanh triệu chứng
- 01/07/2023 | Hướng dẫn dùng thuốc trị nghẹt mũi đúng cách
- 01/09/2023 | Có nên bấm huyệt trị nghẹt mũi không?
- 01/03/2024 | Mách cha mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
1. Vì sao trẻ sơ sinh thường hay bị nghẹt mũi?
Trước khi tìm hiểu mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà thì cha mẹ cần biết tình trạng này xuất phát từ đâu để có biện pháp phòng tránh cho con. Khi xảy ra tình trạng nghẹt mũi, đường thở bị tắc nghẽn, trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc liên tục vì chưa biết cách xử lý và thở bằng miệng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi rất đa dạng, phổ biến nhất có thể kể đến là:
● Sốt virus: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh yếu, dễ dàng bị virus xâm nhập và gây bệnh. Trẻ thường có biểu hiện hiệu chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, không muốn bú hay sốt nhẹ, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này không chỉ xảy ra khi trời lạnh mà những ngày nắng nóng, trẻ tiết nhiều mồ hôi hoặc nằm điều hòa nhiệt độ thấp cũng dễ gây cảm lạnh.
● Dị ứng: Các tác nhân dị nguyên từ bên ngoài như lông chó mèo, nước hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá hoặc không khí khô cũng có thể khiến bé bị sổ mũi.
● Nước nhầy sót lại trong mũi: Những em bé sơ sinh nếu dịch nhầy chưa được hút sạch sẽ gây ra hiện tượng nghẹt mũi khiến bé khó chịu, quấy khóc.
● Dị vật trong mũi: Trẻ sơ sinh chưa phân biệt được những vật dụng nên có thể cầm bất cứ vật gì nếu ở trong tầm với. Lúc trẻ chơi có thể vô tình khiến dị vật rơi vào mũi dẫn đến nghẹt mũi. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, bé bị chảy máu mũi liên tục.
Hệ miễn dịch yếu nên trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nghẹt mũi
2. Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Một số mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà là:
Làm sạch và thông thoáng đường thở
Nhỏ nước muối sinh lý trực tiếp vào mũi trẻ sơ sinh để làm loãng chất nhầy bên trong các hốc mũi giúp cải thiện triệu chứng nghẹt, khó thở. Nếu sau khi nhỏ nước muối, tình trạng nghẹt mũi không được cải thiện thì mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy, dịch mũi bên trong ra ngoài. Tuy nhiên, mỗi ngày, mẹ chỉ nên nhỏ nước muối và hút mũi 1 - 2 lần, không lạm dụng quá nhiều dẫn đến khô và kích ứng niêm mạc.
Sau khi đã loại bỏ tạp chất trong mũi, mẹ nên dùng một miếng bông sạch nhúng nước ấm và vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé.
Hút mũi để loại bỏ tạp chất bên trong hốc mũi cho trẻ sơ sinh
Massage và xông hơi mũi
Mẹ có thể dùng ngón tay dây nhẹ nhàng 2 bên sống mũi giúp bé dễ thở hơn sau đó nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy. Động tác này có thể kết hợp với xông hơi thảo dược hoặc nước muối sinh lý để tăng hiệu quả. Đồng thời, xông hơi còn giúp tạo độ ẩm cho niêm mạc, hạn chế kích ứng khiến dịch mũi tiết nhiều hơn. Một số loại thảo dược còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tuy nhiên phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn với trẻ sơ sinh.
Kê đầu cao cho trẻ khi ngủ
Khi bé ngủ, có thể dùng khen hoặc gối kê đầu cao hơn thân để giúp bé dễ thở. Ngoài ra, cách này sẽ giúp dịch mũi không chảy ngược xuống cổ họng dẫn đến tình trạng ho, viêm họng làm bé mất ngủ.
Vỗ nhẹ vào lưng
Vỗ nhẹ vào lưng là mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà nhiều mẹ hay áp dụng. Cách này sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy ứ đọng bên trong lồng ngực, giúp bé khắc phục các cơ đau tức ngực và tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.
Vỗ lưng để giúp trẻ giảm triệu chứng nghẹt mũi và dễ thở hơn
3. Khi nào thì trẻ bị nghẹt mũi nên đưa đi khám?
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể khỏi sau vài ngày và không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho trẻ đi khám nếu bé gặp phải những tình trạng sau:
● Tình trạng nghẹt mũi kéo dài từ 5 ngày trở lên.
● Mẹ đã thử nhiều mẹo chữa nghẹt mũi những triệu chứng không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn.
● Nghẹt mũi, sổ mũi đi kèm với tình trạng sốt, khó thở, bỏ bú, quấy khóc liên tục,…
Tại đây, thông qua những triệu chứng lâm sàng cũng như thực hiện một số kiểm tra chuyên sâu, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng.
Ngoài ra, cha mẹ nếu có trẻ bị nghẹt mũi, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho con uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không dùng miệng để hút dịch mũi vì tăng khả năng lan truyền vi khuẩn, không quấn người bé quá kỹ dẫn đến bí bách, nóng bức, toát nhiều mồ hôi và vệ sinh, tắm rửa cho con đều đặn để hạn chế tình trạng vi khuẩn sinh sôi khiến bệnh nặng hơn.
Những mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể chữa dứt điểm tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy khi trẻ có biểu hiện chảy dịch mũi, nghẹt mũi, khó thở, sốt,… cha mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên gia chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu các bậc phụ huynh chưa biết nên cho trẻ đi khám ở địa chỉ nào thì Hệ thống Y tế MEDLATEC là gợi ý lý tưởng. Tại đây, bé sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Nhi, Hô hấp trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn chế độ chăm sóc cũng như các biện pháp hỗ trợ để giúp con khắc phục chứng nghẹt mũi trong thời gian nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Đưa trẻ đi khám khi nghẹt mũi kéo dài để bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị
Mọi thông tin cần tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 565656 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!