Các tin tức tại MEDlatec
Móng tay bị rỗ do những nguyên nhân nào?
- 24/02/2023 | Móng tay màu trắng cảnh báo bệnh gì?
- 23/02/2023 | Nứt móng tay chân - dấu hiệu cảnh báo bệnh nấm móng
- 03/01/2023 | Chăm sóc móng tay cho nam tại nhà cần lưu ý những gì?
- 22/12/2022 | Móng tay bị lõm là gì, làm sao để khắc phục?
1. Những nguyên nhân khiến móng tay bị rỗ
Móng tay được tạo thành từ protein có cấu trúc sợi hay còn được gọi là keratin. Đây cũng là thành phần cấu tạo nên da và tóc. Móng tay khỏe mạnh có màu hồng nhạt và dưới gốc của móng có màu trắng, bề mặt của móng trơn láng. Móng tay bị rỗ là một dấu hiệu bất thường và có thể do những nguyên nhân dưới đây:
Móng tay rỗ là do nhiều nguyên nhân
- Do cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất
Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để luôn khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng. Nếu không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý và đây cũng chính là nguyên nhân gây rỗ móng, nhất là những trường hợp bị thiếu hụt vitamin B12.
Khi bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, người bệnh không chỉ bị thay đổi cấu trúc móng tay mà còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, giảm trí nhớ, thị lực kém, thường xuyên đau nhức xương khớp,...
- Do bệnh vảy nến móng tay
Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra những vấn đề bất thường ở móng tay. Bệnh vẩy nến có thể gây ra tình trạng rỗ ở một hoặc nhiều ngón tay. Tùy từng mức độ bệnh mà tình trạng rỗ móng tay sẽ nhẹ hoặc nặng, nông hay sâu.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay có chứa nhiều hóa chất độc hại, thường xuyên căng thẳng, tiền sử mắc các bệnh về da ở vùng ngón tay,...
Ngoài những lỗ rỗ, trên móng tay người bệnh còn có thể xuất hiện những triệu chứng như móng, màu sắc móng tay đổi, móng bị biến dạng hay tình trạng dày sừng dưới da,... Khi những biểu hiện này càng nghiêm trọng sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Đáng lo ngại hơn, bệnh vẩy nến không được kiểm soát tốt có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn,...
- Do một số bệnh lý khác như hội chứng Reiter, bệnh viêm xương khớp, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tự miễn,...
2. Tình trạng móng tay bị rỗ có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rỗ móng tay mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau:
- Móng tay bị rỗ là do thiếu vitamin và khoáng chất, thì có thể hoàn toàn khắc phục được. Khi bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì sức khỏe móng và cấu tạo của móng sẽ được cải thiện.
Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy vào tình trạng rỗ và nguyên nhân gây bệnh
- Nếu nguyên nhân là do bệnh vảy nến mạn tính thì rất khó để điều trị triệt để vì nguyên nhân thường xuất phát từ những bất thường trong hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn rất cần thiết để kiểm soát các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh tự tin hơn trong giao tiếp và phòng tránh nguy cơ biến chứng. Điều trị càng sớm thì cơ hội điều trị hiệu quả sẽ càng cao.
3. Điều trị móng tay bị rỗ bằng những phương pháp nào?
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị móng tay bị rỗ theo những phương pháp khác nhau. Một số phương pháp được áp dụng bao gồm:
- Sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng:
+ Thuốc corticoid dạng bôi: Sử dụng bôi móng và những vùng da xung quanh ngón tay để ngăn chặn tình trạng tăng sinh tế bào sừng. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ bởi thuốc có thể gây những biến chứng đáng lo ngại như mỏng da, teo da hay bội nhiễm nấm,…
+ Thuốc bôi retinoid: Tác dụng của loại thuốc này là ức chế quá trình tăng sinh tế bào thượng bì,giảm dày sừng móng tay và chống thâm hiệu quả. Loại thuốc này còn có thể kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
+ Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi ngoài, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch.
+ Thuốc sinh học hoặc thuốc corticosteroid dạng tiêm: Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng. Mục đích sử dụng thuốc là cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng. Thuốc chỉ được sử dụng tại cơ sở y tế do bác sĩ chỉ định
+ Thuốc kháng nấm: Sử dụng trong trường hợp nhiễm nấm móng.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả sức khỏe không đáng có. Bên cạnh đó, nếu thấy những triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc, cần thông báo với bác sĩ sớm để được xử trí kịp thời.
- Chăm sóc tại nhà: Kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện bệnh tốt hơn, đồng thời tránh phát sinh những rủi ro khác.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
+ Giữ vệ sinh móng để phòng tránh viêm nhiễm.
- Thường xuyên vệ sinh bàn tay và không dùng những sản phẩm chăm sóc da tay kém chất lượng để tránh kích ứng không đáng có khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Có thể dùng một số loại dưỡng móng nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Có thể ngâm tay với nước muối pha loãng để giảm bụi bẩn và khuẩn bệnh.
- Không dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác, nhất là kìm cắt móng tay.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là các loại rau xanh và các loại trái cây. Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước và hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và hạn chế uống bia rượu.
Không dùng chung kìm bấm móng tay với người khác
- Tránh thức khuya và ngủ đủ giấc.
- Kiểm soát căng thẳng, luôn giữ tinh thần giữ tinh thần thoải mái.
- Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức đề kháng.
- Các phương pháp khác:
+ Nếu nhận thấy có nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ móng tay bằng tia X, dùng ure nồng độ cao hoặc phẫu thuật.
+ Thẩm mỹ móng nếu bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp. Tuy nhiên, không nên tác động đến lớp biểu bì để tránh bị kích ứng.
Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích về tình trạng móng tay bị rỗ và các phương pháp khắc phục. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn có thể đến thăm khám tại chuyên khoa Da liễu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các chuyên gia đầu ngành sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cho bạn. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!