Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên lý đo điện tim và những lưu ý từ bác sĩ chuyên khoa
- 01/04/2025 | Máy đo điện tim - Thiết bị theo dõi sức khỏe tim mạch chính xác nhất hiện nay
- 19/04/2023 | Cách mắc điện tim đảm bảo kết quả đo ECG chính xác
- 06/05/2023 | Các rủi ro khi đốt điện tim và cách chăm sóc người bệnh
- 08/12/2024 | Trục điện tim là gì? Phương pháp xác định trục điện tim
1. Đo điện tim là gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên lý đo điện tim, bạn cần hiểu cơ bản về phương pháp này.
Phương pháp đo điện tim còn được gọi là đo điện tâm đồ ECG được thực hiện nhằm đo và ghi lại những hoạt động điện ở tim, để chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tim mạch. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán bệnh không xâm lấn, không gây đau và thường được thực hiện tại các cơ sở y tế với hệ thống máy móc hiện đại.
Dưới đây là một số trường hợp cần được đo điện tim:
- Các trường hợp thăm khám sức khỏe tổng quát.
- Cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu, khó thở, hồi hộp,...
Người có biểu hiện bất thường về tim mạch cần đo điện tim
- Người có triệu chứng đau tim, nghi ngờ có liên quan đến bệnh lý mạch vành.
- Người có những triệu chứng nghi ngờ bệnh rối loạn nhịp tim.
- Người từ 55 tuổi trở lên và có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch như bệnh nhân tiểu đường, người huyết áp cao, người thừa cân, béo phì,...
- Trước khi phẫu thuật hoặc một số thủ thuật thăm dò chức năng, bệnh nhân cũng cần đo điện tim.
- Người mắc bệnh lý về tim mạch nói chung và cần thường xuyên theo dõi sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh.
2. Nguyên lý đo điện tim
Có nhiều loại máy đo điện tim khác nhau, tuy nhiên, các loại máy này thường bao gồm các bộ phận cơ bản là điện cực, thân máy, thiết bị đầu ra. Nguyên lý đo điện tim như sau:
- Hệ thống điện cực và cáp nối chính là thiết bị có thể thu nhận được tín hiệu điện tim trên da người bệnh. Tùy vào từng loại máy đo điện tim mà số lượng điện cực có thể khác nhau, có thể là 3, 5 hay 12 điện cực. Số lượng điện cực càng nhiều thì kết quả đo càng chính xác.
Tùy vào số lượng điện cực của cáp điện tim mà vị trí đặt điện cực lên cơ thể người bệnh cũng khác nhau. Chẳng hạn, với loại máy đo điện tim có 3 điện cực thì vị trí gắn điện cực sẽ ở tay trái, tay phải và chân trái. Đối với những loại máy đo điện tim có 5 điện cực, ngoài 3 vị trí nêu trên, 2 điện cực còn lại sẽ được gắn ở vị trí chân phải và ngực.
- Các điện cực có thể tiếp nhận tín hiệu điện ECG và được kết nối với một mạch đầu vào của thiết bị theo dõi. Mạch đầu vào này sẽ gồm có:
+ Mạch cách ly: Có tác dụng giúp người bệnh tránh khỏi những dòng điện nguy hiểm, có thể phát ra trong quá trình thu tín hiệu ECG.
+ Mạch bảo vệ: Có tác dụng giúp cho những thiết bị theo dõi không bị điện áp cao phá hỏng trong lúc khử rung tim.
Ban đầu, những tín hiệu ECG thường rất nhỏ. Sau đó, nhờ có bộ khuếch đại mà những tín hiệu ECG sẽ đạt đến biên độ đủ lớn để truyền tín hiệu đến bộ chuyển đổi AD và khối xử lý trung tâm.
- Đồ thị điện tim hiển thị lên màn hình nhỏ hoặc được ghi lên băng giấy chuyên dụng.
3. Ưu điểm và hạn chế của máy đo điện tim
Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của máy đo điện tâm đồ:
- Ưu điểm:
+ Cho kết quả chính xác về hoạt động điện tim: Đây là cơ sở quan trọng giúp các bác sĩ đánh giá và chẩn đoán bệnh lý tim mạch chính xác.
+ Theo dõi sức khỏe liên tục: Có nhiều loại máy đo điện tim, trong đó bao gồm những thiết bị đo điện tim di động như Holter. Khi sử dụng loại máy này, người bệnh có thể được theo dõi hoạt động điện của tim liên tục và trong một khoảng thời gian dài. Các kết quả ghi lại được sẽ phản ánh chi tiết về những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải.
+ Không xâm lấn: Tất cả các loại máy đo điện tim đều không gây xâm lấn, không gây đau, đảm bảo an toàn và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Đo điện tim được áp dụng trong nhiều trường hợp
+ Đơn giản và dễ dùng: Phần lớn các loại máy đo điện tim đều không khó sử dụng. Không chỉ được đo điện tim tại viện, nhiều bệnh nhân còn có thể dùng máy đo điện tim tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Chi phí hợp lý: Loại thiết bị này rất hữu ích trong chẩn đoán bệnh tim mạch nhưng lại có giá thành hợp lý so với những thiết bị y tế khác.
- Một số mặt hạn chế của các loại máy đo điện tim:
+ Không mang lại thông tin đầy đủ và toàn diện: Kết quả đo điện tim có thể cho những kết quả quan trọng nhưng chưa đầy đủ và không thể thay thế được những phương pháp chẩn đoán khác như siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ,… Chính vì thế, kết quả đo điện tim chưa đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ cần kết hợp kết quả đo điện tim với thăm khám lâm sàng, kết quả siêu âm tim,... để đưa ra kết luận cuối cùng. Chỉ những bác sĩ có chuyên môn mới có thể hiểu rõ kết quả đo điện tim.
4. Lưu ý
Ngoài thắc mắc về nguyên lý đo điện tim, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để kết quả đo được đảm bảo chính xác:
- Không vận động mạnh, tập thể dục, sử dụng chất kích thích trước khi thực hiện đo điện tim.
- Khi đo điện tim cần thư giãn, hạn chế căng thẳng.
Trên đây là những thông tin về nguyên lý đo điện tim, các ưu và nhược điểm của phương pháp này. Người bệnh nên khám sức khỏe, đo điện tim tại những đơn vị y tế đáng tin cậy, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và được trang bị thiết bị máy móc hiện đại.
Bạn nên lựa chọn kiểm tra sức khỏe, đo điện tim tại những đơn vị y tế uy tín
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể, nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!