Tin tức
Trục điện tim là gì? Phương pháp xác định trục điện tim
- 28/11/2024 | Bệnh tim mạch ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 30/11/2024 | Suy tim phải: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- 02/12/2024 | Suy tim trái: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
- 02/12/2024 | Nhịp tim 117 có nguy hiểm không? Làm sao để ổn định nhịp tim?
- 04/12/2024 | Thấp tim sau viêm amidan gặp ở đối tượng nào? Phòng tránh ra sao?
1. Trục điện tim là gì?
Trục điện tim được hiểu là hướng hoạt động tổng thể của tim. Theo đó, trục điện tim có thể lệch sang trái, lệch sang phải, vô định hoặc duy trì theo trục bình thường. Trong đó, phần trục phức bộ QRS luôn giữ vai trò quan trọng nhất. Muốn xác định trục phức bộ QRS, bác sĩ sẽ dựa vào các chuyển đạo chi (có một sơ đồ riêng để phục vụ xác định).
Trục điện tim được hiểu là hướng hoạt động tổng thể của tim
Dựa vào trục điện tim, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng hoạt động, bệnh lý về tim. Chẳng hạn như trục điện tim lệch trái, lệch phải hoặc vô định đều phản ánh bất thường nào đó về hoạt động của tim.
2. Trục QRS khi nào được xem là bình thường?
Trục QRS được xem là bình thường khi nằm trong phạm vi -30 độ đến +90 độ. Trường hợp lệch chuyển sang phạm vi từ -30 độ đến -90 độ có nghĩa trục đang bị lệch về bên trái. Còn nếu nằm trong phạm vi từ +90 độ đến +180 độ thì đây chính là trục lệch phải.
3. Trục điện tim lệch trái, lệch phải và vô định phản ánh điều gì?
3.1. Trục điện tim lệch trái
Trục điện tim lệch trái có thể là dấu hiệu cho thấy tim đang gặp vấn đề. Cụ thể, tình trạng này thường được ghi nhận ở người bị cao huyết áp, bệnh lý hẹp hở van động mạch chủ, eo động mạch chủ bị hẹp, thiếu máu cơ tim,...
Trục điện tim lệch trái thường được ghi nhận ở người bị cao huyết áp
Bên cạnh dựa vào trục điện tim, bác sĩ cần kết hợp một vài kỹ thuật chẩn đoán khác như siêu âm tim, làm test gắng sức (TNGS),... nhằm kiểm tra chức năng cơ tim, phát hiện bệnh lý về van tim hoặc tình trạng thiếu máu cơ tim. Dựa theo nguyên nhân khiến thất trái bị tăng gánh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
3.2. Trục điện tim lệch phải
Trục điện tim lệch phải chủ yếu được ghi nhận ở trường hợp người bệnh bị tăng gánh thất phải gây ra một vài bệnh lý như thông liên nhĩ, động mạch phổi bị hẹp, nhồi máu cơ tim thành trước,... Tùy theo giai đoạn tiến triển, độ lệch có thể thay đổi.
Người bị nhồi máu cơ tim thành trước thường được ghi nhận trục điện tim lệch phải
Thực tế, vẫn có một số bệnh nhân mắc bệnh lý về tim nhưng chưa hẳn bị trục điện tim lệch phải hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp bị lệch trục điện tim về bên phải nhưng lại chưa mắc bệnh lý về tim (nhưng phần lớn trường hợp đều bị nghiêng trục điện tim ở mức độ nhẹ).
Với các trường hợp như trên, người ta còn gọi chúng với thuật ngữ “đứng tim”. Nhìn chung, trục điện tim bị lệch phải nguy hiểm hay không phụ thuộc theo từng trường hợp. Nếu muốn chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh lý về tim, bạn cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ.
3.3. Trục vô định
Trong một số trường hợp, trục điện tim không bị lệch trái hay lệch phải, đồng thời cũng không duy trì ở hướng bình thường. Với các trường hợp như vậy, người ta có thể tạm xếp vào dạng trục vô định. Theo đó, trục vô định nằm phạm vi từ +/-180 độ đến 90 độ.
Trục vô định có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị tim bẩm sinh
Trục vô định có thể ghi nhận ở bệnh nhân mắc một số bệnh lý về tim bẩm sinh. Tuy vậy cũng có trường hợp, máy tạo nhịp tim mắc sai điện cực dễ dẫn đến tình trạng ghi nhận trục điện tim vô định.
4. Phương pháp chẩn đoán xác định bất thường của trục điện tim
Điện tâm đồ ECG là kỹ thuật cho phép chẩn đoán bất thường về trục điện tim. Thực chất, đây là dạng đồ thị mô phỏng lại hoạt động điện tim, biến thiên của xung điện khử cực,... giúp phát hiện bệnh lý về tim mạch, tìm ra nguyên nhân, hỗ trợ bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.
Điện tâm đồ ECG giúp kiểm tra hoạt động tim
Thông thường, hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi mạng lưới dẫn truyền cơ tim. Khi đo điện tâm đồ, bác sĩ cần sử dụng một số miếng dán điện cực nhằm ghi nhận tín hiệu được truyền đến thiết bị ghi. Trong đó, thiết bị hay máy ghi ở đây có khả năng khuếch đại tín hiệu, đồng thời ghi nhận hoạt động trên điện tâm đồ, trả kết quả cho bác sĩ.
Thông qua kết quả điện tâm đồ, bác sĩ có thể xác định tốc độ nhanh, chậm hoặc tình trạng rối loạn nhịp tim, xác định nguyên nhân gây ra cơn đau ngực,... cùng nhiều thông tin hữu ích khác.
Hiện nay, điện tâm đồ tim ECG được chia thành 3 phương pháp chính. Bao gồm:
- Điện tâm đồ ECG nghỉ ngơi: Giúp theo dõi hoạt động của tim trong trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi đó, bệnh nhân có thể nằm thoải mái. Kỹ thuật viên lúc này lần lượt dán nhiều miếng điện cực vào ngực, tay và chân của bệnh nhân, nhằm ghi nhận tín hiệu điện tim, phát hiện bất thường trong hoạt động của tim ở trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi.
- Điện tâm đồ gắng sức: Đây kỹ thuật chuyên sâu cho phép đánh giá khả năng phản ứng của tim trong khi phải hoạt động áp lực. Theo đó, bệnh nhân cần vận động trên máy chạy bộ, đạp xe tại chỗ sau khi được dán miếng điện cực. Lúc này, điện cực lần lượt được ghi nhận trong quá trình bệnh nhân vận động gắng sức. Phương pháp đo điện tâm đồ này hỗ trợ nắm bắt cách thức tim xử lý trong khi cơ thể phải hoạt động căng thẳng, giúp phát hiện nhiều vấn đề bất thường của tim trong quá trình vận động.
- Điện tâm đồ bằng máy Holter: Đây là kỹ thuật theo dõi hoạt động của tình trong thời gian dài, từ 24 giờ cho đến 48 giờ, thậm chí là 7 ngày. Với kỹ thuật đo điện tâm đồ bằng máy Holter, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, sự thay đổi của tim khi cơ thể vận động hàng ngày. Ưu điểm phương pháp này là phát hiện ra những bất thường nhỏ mà trong quá trình khám có thể không xuất hiện, tránh bỏ sót bệnh.
Hi vọng thông qua chia sẻ trên đây, bạn đã nắm bắt được một vài kiến thức cơ bản về trục điện tim. Nếu muốn chủ động phát hiện sớm bệnh lý về tim để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên duy trì lịch thăm khám định kỳ tại những đơn vị y tế uy tín như chuyên khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách liên hệ với MEDLATEC theo tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!