Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân bệnh trĩ là gì, làm thế nào để phòng tránh?
- 25/06/2021 | Những biến chứng của bệnh trĩ không thể chủ quan
- 16/06/2021 | Cắt trĩ có được bảo hiểm chi trả không? Khi nào cần cắt trĩ?
- 14/06/2021 | Hỏi đáp: Cắt búi trĩ giá bao nhiêu tiền, thực hiện ở đâu nhanh chóng?
1. Triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ
Trĩ có nhiều biểu hiện tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng phần lớn được chia làm hai loại phân biệt là trĩ nội, trĩ ngoại và hỗn hợp (mắc đồng thời hai lo).
Bệnh trĩ gây nên nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như tâm lý mặc cảm cho người bệnh
Trĩ nội
Ở phân loại này, trĩ hình thành bên trong lớp niêm mạc và phía trên hậu môn, các biểu hiện thường gặp sẽ là:
Khi mới hình thành, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát khi đi đại tiện, một số người bệnh có cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn. gây hiểu nhầm là một hiện tượng bình thường, từ đó sinh ra tâm lý chủ quan. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ Sau một khoảng thời gian tiến triển, búi trĩ sẽ lớn dần, các biểu hiện ngày càng rõ ràng hơn. Vài trường hợp còn xuất hiện máu khi đi đại tiện, kèm theo búi trĩ bị lộ ra nếu bệnh nhân gắng sức.
Khi búi trĩ đạt đến kích thước không thể tự đẩy vào trong sẽ gây ảnh hưởng đến việc đi vệ sinh, cũng như các hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Đồng thời, tính chất cơn đau càng gia tăng và nặng nề hơn.
Ở giai đoạn búi trĩ lồi hẳn ra ngoài, gần như mọi hoạt động của người bệnh đều cảm thấy đau đớn và xuất hiện tượng chảy máu thường xuyên ở vùng hậu môn, dễ gây ra các biến chứng khác, gây khó khăn cho việc điều trị.
Trĩ ngoại
Loại trĩ hình thành và phát triển ngay rìa dưới hậu môn, thường được bao bởi một lớp biểu bì mỏng và nhạy cảm.
Tương tự trĩ nội, giai đoạn đầu thường chỉ xuất hiện một búi trĩ nhỏ, gây cảm đau rát, chảy máu nhẹ khi bệnh nhân đi vệ sinh.
Khi búi trĩ to dần sẽ khiến cảm giác ngứa rát và hiện tượng chảy máu tiến triển hơn. Tuy chưa đến mức độ nghiêm trọng nhất nhưng những phiền toái mà nó mang lại trong sinh hoạt khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu và tự ti.
Trĩ ngoại gây nên nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Đồng thời, tính chất triệu chứng, biến chứng của nó cũng nguy hiểm hơn so với trĩ nội nên không thể coi thường, chủ quan với tình trạng bệnh.
Trĩ nội (hình trái) và trĩ ngoại (hình phải) là hai loại trĩ phổ biến và có những triệu chứng khá giống nhau
2. Vậy nguyên nhân bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là một bệnh rất dễ mắc nếu như chúng ta thực sự không quan tâm nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh cá nhân mỗi ngày, chẳng hạn như:
Dinh dưỡng
Sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm giàu đạm và chất béo, ít giá trị dinh dưỡng (như thức ăn đóng hộp, xúc xích, gà rán, bánh kẹp,…). Từ đó khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, thiếu hàm lượng dưỡng chất cần thiết, khiến cho các chức năng hoạt động không được suôn sẻ.
Từ các yếu tố trên khiến cho hoạt động bài tiếu của người bệnh gặp khó khăn, phải gắng sức nhiều hơn. Dẫn đến các tổn thương vùng hậu môn - trực tràng và hình thành búi trĩ.
Thói quen lười vận động và ăn uống không khoa học là những tác nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ
Thói quen đi vệ sinh
Việc đi vệ sinh quá lâu cũng là một trong các yếu tố gây ảnh hưởng, khiến toàn bộ trọng lượng dồn xuống phần dưới của cơ thể sinh ra áp lực lớn cho phần hậu môn và trực tràng, khiến người có thói quen này đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
Trọng lượng cơ thể lớn
Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có tác động tương tự nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Vì khi cơ thể có trọng tải lớn, dù khi đứng hoặc ngồi hoặc bất cứ hoạt động nào đều tạo ra áp lực cho vùng hậu môn - trực tràng. Ngoài ra, đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý về tim mạch, gan, thận,…
Thai kỳ
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường ít gặp nhiều khó khăn khi đi lại và đi vệ sinh nói riêng bởi cơ thể nặng nề, mệt mỏi. Với áp lực nặng nề từ trọng lượng, cộng với thường xuyên nhịn bài tiết khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ càng cao hơn. Đồng thời, việc cân bằng dinh dưỡng không điều độ, thừa hoặc thiếu dưỡng chất cũng là một tác nhân cần lưu ý đặc biệt.
Công việc
Do tính chất liên quan đến công việc cần thường xuyên ngồi một chỗ, đứng lâu, hoặc các công việc phải mang vác nặng, cơ thể hoạt động với cường độ cao cũng có thể gia tăng áp lực đến vùng cơ trực tràng.
Người cao tuổi
Tuổi tác càng lớn thì các nhóm cơ, mạch máu dần dần bị lão hóa, không còn giữ được độ vững chắc như trước. Nên nguy cơ hình thành trĩ sẽ cao hơn, đồng thời tiến triển và biến chứng bệnh lý cũng có biểu hiện nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc tốt.
Một số yếu tố khác
Những trường hợp có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, các cơ quan hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên có hiện tượng ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài khó khăn,…
3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả?
Tác động của bệnh trĩ đến cơ thể có khả năng trở nên nghiêm trọng nếu bạn không lưu ý đến các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, cùng chủ động phòng tránh từ sớm ví dụ như:
-
Bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa bệnh trĩ. Hạn chế các thực ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ các loại rau củ, giúp hoạt động tiêu hóa dễ dàng và hấp thu hơn.
-
Bổ sung các loại lợi khuẩn có ích cho đường ruột từ các loại thực phẩm dinh dưỡng như sữa chua, kim chi,… Có thể giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giảm đầy hơi, khó tiêu và tăng cảm giác ngon miệng khi dùng bữa.
-
Đối với những người phải giữ một tư thế trong thời gian dài khi làm việc, nên tranh thủ vận động nhẹ trong lúc nghỉ ngơi và sau khi kết thúc công việc. Nếu bạn phải mang vác trọng tải lớn mỗi ngày, cần lưu ý hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, bổ sung nhiều rau củ quả hơn, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
-
Phụ nữ mang thai đảm bảo đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng thích hợp với cơ địa, cùng với mỗi giai đoạn thai kỳ. Hơn hết, mẹ bầu còn cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt hơn trong mọi sinh hoạt thường ngày.
-
Tạo thói quen kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì, thường xuyên theo dõi các chỉ số sức khỏe, kiên trì điều trị nếu mắc phải các bệnh lý có nguy cơ cao gây biến chứng béo phì.
-
Không nên mang điện thoại, báo, sách khi đi vệ sinh, kéo dài quá trình đi vệ sinh. Đây là những thói quen xấu khiến bệnh trĩ dễ bị nặng hơn hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
-
Nắm bắt tình trạng cơ thể, ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh từ sớm bằng cách kiểm tra sức khỏe tối thiểu 6 tháng/lần.
Điều chỉnh hợp lý lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể mỗi ngày là chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe cách tốt nhất
Việc nắm rõ nguyên nhân bệnh trĩ và cách phòng tránh sẽ giúp bạn kịp thời ngăn ngừa những phiền toái mà bệnh lý này mang đến. Tuy nhiên, để được chẩn đoán và nhận được lời tư vấn chính xác, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ đến từ Khoa Ngoại tổng hợp sẽ giúp bạn xác định tình trạng và đưa ra phương án điều trị phù hợp, nhằm ngăn chặn tình trạng trở nặng cũng như tái phát về sau.
Đặc biệt hiện nay, MEDLATEC đang đưa vào triển khai nhiều phương pháp điều trị trĩ hiện đại, trong đó có phương pháp Longo được ghi nhận cho hiệu quả cao, không gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh chóng. Vì thế, ngay khi bạn có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ nào, đừng ngần ngại, hãy lên hệ đến MEDLATEC qua tổng đài 1900.56.56.56 để đặt lịch thăm khám sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!