Các tin tức tại MEDlatec

Nguyên nhân gây đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và cách chữa trị

Ngày 31/12/2023
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống không phải là tình trạng hiếm gặp. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy xương khớp đang gặp vấn đề. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bị đau đầu gối khi di chuyển, co duỗi chân.

1. Vì sao lại bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống?

1.1. Duy trì một tư thế ngồi quá lâu

Nếu ngồi làm việc liên tục 6 đến 8 tiếng/ngày, cơ bắp và xương khớp có xu hướng bị cứng lại, gây ra tình trạng đau nhức tại nhiều khu vực, bao gồm cả đầu gối.

Ngồi quá lâu một tư thế cũng không tốt cho khớp gối

Chính vì vậy trong khi ngồi làm việc hay giải trí, bạn cần thay đổi tư thế sau khoảng 30 đến 60 phút ngồi liên tục.

1.2. Ngồi không đúng tư thế

Bên cạnh ngồi quá lâu thì ngồi không đúng tư thế cũng làm nguy cơ dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Trong đó, tư thế ngồi mà gác chân lên nhau, ngồi bó gối, ngồi xổm,... đều tạo áp lực gia tăng vào khu vực đầu gối, gây ra hiện tượng đau nhức khi đứng lên ngồi xuống.

Ngồi gác chân có thể khiến đầu gối bị đau

Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen ngồi thẳng lưng, để chân lên sàn (có thể gác chân lên nhau nhưng đầu gối phải cân bằng).

1.3. Gặp vấn đề về khớp gối

Thoái hóa khớp và tràn dịch khớp gối là hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng đầu gối bị đau nhức mỗi khi phải đứng lên hoặc ngồi xuống.

-         Khớp gối bị thoái hóa: Từ độ tuổi 30 trở đi, khớp gối bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa. Sau độ tuổi 55, tình trạng thoái hóa khớp sẽ gia tăng. Khi đó, các cơn đau nhức khi đứng lên ngồi xuống diễn ra với tần suất thường xuyên hơn. Dấu hiệu này cho thấy hệ thống sụn khớp, hệ thống xương phía dưới sụn đang có vấn đề, chuyển động của khớp gối không còn linh hoạt.

-         Khớp gối bị tràn dịch: Nếu dịch trong ổ khớp bất ngờ tăng, khu vực đầu gối thường bị sưng phù, đau nhức khó chịu. Cơn đau đặc biệt nghiêm trọng nếu người bệnh phải đứng lên ngồi xuống, co duỗi chân.

Người cao tuổi có xu hướng bị thoái hóa khớp gối cao hơn người trẻ

1.4. Vùng xương chậu bị tổn thương

Trường hợp vùng xương chậu bị tổn thương, người bệnh có thể cảm thấy rõ cơn đau tại khu vực đầu gối. Đặc biệt là khi ngồi xổm hoặc di chuyển lên cầu thang thì cơn đau lại càng dữ dội.

Trong đó, khớp gối chịu áp lực mạnh, phần cơ hồng và đầu gối mất cân bằng, bánh chè bị chấn thương là tác nhân làm tăng nguy cơ vùng xương chậu bị tổn thương.

Tổn thương ở vùng xương chậu có thể ảnh hưởng xuống đầu gối

1.5. Bệnh gout

Khi bị bệnh gout, lượng tinh thể urat có xu hướng lắng đọng tại khu vực sụn khớp, màng hoạt dịch. Nếu lượng dịch trong khớp tăng lên bất thường, khớp gối sẽ bắt đầu sưng lên kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Khi đó, chân của người bệnh khó duỗi thẳng.

2. Triệu chứng thường gặp ở người bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Cơn đau đầu gối thường xuất hiện bất ngờ. Cảm giác đau có thể diễn ra chớp nhoáng hoặc dai dẳng. Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng kèm theo khác. Chẳng hạn như:

-         Khớp gối bị sưng đỏ, nóng rát.

-         Cơ bị căng cứng, khiến người bệnh di chuyển khó khăn.

-         Khi co duỗi, xuất hiện tiếng kêu lụp cụp phát ra từ đầu gối.

3. Tình trạng đau đầu gối khi đứng lên hoặc ngồi xuống có nguy hiểm không?

Mọi người không thể xem thường dấu hiệu đầu gối bị đau mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Bởi nếu không đi thăm khám để điều trị, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống không thể xem thường

Với một số bệnh lý gây đau đầu gối, người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong di chuyển mà còn có thể rủi ro bị cứng khớp, thậm chí bị liệt. Vậy nên nếu nhận thấy đầu gối có dấu hiệu đau nhức mỗi khi phải đứng lên hoặc ngồi xuống, bạn cần chú ý theo dõi và đi kiểm tra sớm.

4. Một số phương pháp điều trị phổ biến

4.1. Điều trị theo phương pháp PRICE

Phương pháp điều trị này tập trung vào 5 giải pháp chính nhằm hỗ trợ giảm đau, phục hồi khả năng chuyển động bình thường của đầu gối.

-         Protect - bảo vệ: Người bệnh cần được đặt trong tư thế ổn định, an toàn.

-         Rest - nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động.

-         Ice - chườm lạnh: Áp dụng biện pháp chườm lạnh giúp giảm đau, hạn chế viêm nhiễm.

-         Compression - giữ cố định bằng băng ép: Tập trung cố định vùng bị tổn thương.

-         Elevation - giữ đầu gối cao: Đầu gối bị chấn thương cần phải được kê cao.

4.2. Dùng thuốc

Tùy từng trường hợp, sau khi thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm, giảm đau. Nếu triệu chứng đau nhức không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Cortisone, hợp kết hợp tiêm thêm thuốc tạo độ trơn cho khớp.

4.3. Áp dụng vật lý trị liệu

Phương pháp trị liệu hỗ trợ phục hồi chấn thương. Người bệnh chủ yếu cần thực hiện một vài bài tập kích thích khả năng co giãn, hoặc áp dụng liệu pháp xoa bóp giảm đau.

4.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp cơn đau nhức đầu gối của người bệnh xuất phát từ tình trạng sụn chêm bị rách, khớp gối bị thoái hóa,... và biện pháp điều trị thông thường không hiệu quả.

5. Cách chủ động phòng ngừa chứng đau đầu gối

Để chủ động phòng tránh chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, bạn cần chú ý duy trì cân nặng phù hợp. Kết hợp với đó là áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng đồ bảo hộ đầu gối, cụ thể:

-         Duy trì khối lượng cơ thể ở mức hợp lý: Người thừa cân béo phì dễ có nguy cơ bị đau đầu gối do sức nặng của phần cơ thể phía trên. Chính vì thế, việc duy trì khối lượng cơ thể sao cho hợp lý là cần thiết để đảm bảo đầu gối không chịu sức nặng quá lớn.

-         Luôn đi giày, dép vừa chân: Đây cách đơn giản giúp duy trì trạng thái cân bằng cho 2 chân, góp phần hạn chế chấn thương đầu gối có thể gặp phải.

-         Tập thể dục vừa sức mỗi ngày: Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày để xương khớp luôn linh hoạt, dẻo dai. Nếu muốn hạn chế chấn thương, bạn hãy thử sức với bộ môn yoga, dạo bộ hay bơi lội.

-         Từ bỏ thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến đầu gối: Để hạn chế tối đa tổn thương cho đầu gối, bạn không nên đi giày cao gót, gập gối, ngồi hay quỳ không đúng tư thế.

-         Sử dụng đồ bảo hộ cho đầu gối: Nếu tham gia thi đấu thể thao, hoạt động thể lực cường độ cao, đi xe đạp,... bạn hãy đeo đồ bảo hộ cho đầu gối.

-         Có chế độ dinh dưỡng khoa học: Ưu tiên thực phẩm giàu canxi, vitamin D,... nhằm hỗ trợ xương khớp hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng hãy bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như trái cây mọng nước, đậu nành, các loại cá (đặc biệt là cá béo).

Bạn hãy chọn giày vừa chân vừa tạo cảm giác thoải mái, vừa tốt cho xương khớp

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể chỉ diễn biến chớp nhoáng hoặc kéo dài. Nếu tình trạng này thường xuyên xuất hiện, cơn đau ngày càng nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời. Bạn có thể lựa chọn chuyên khoa Xương khớp thuộc Hệ thống Y tế. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.