Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa
- 08/01/2021 | Ung thư cổ tử cung: những nguyên nhân và triệu chứng điển hình
- 07/01/2021 | Các loại xét nghiệm giúp tầm soát ung thư cổ tử cung
- 08/01/2021 | Góc tư vấn: bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?
1. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là cơ quan có vai trò kết nối giữa tử cung và âm đạo, vừa giúp tinh trùng di chuyển đến trứng vừa giúp ngăn ngừa vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập và sâu trong cơ thể. Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ một vài tế bào đột biến, phát triển nhanh bất thường và không ngừng nhân lên. Sau thời gian dài, ung thư sẽ phát triển thành khối u gây cản trở cổ tử cung, đồng thời xâm lấn sang các cơ quan khác của cơ thể.
Phụ nữ trên 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn
Ung thư cổ tử cung thường gặp hơn ở nữ giới độ tuổi 30 - 45 tuổi, các bạn nữ dưới 20 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Các nguyên nhân bị ung thư cổ tử cung điển hình là:
1.1. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Các nhà khoa học đã phát hiện, đến 98% trường hợp ung thư cổ tử cung có nguyên nhân từ virus hệ sinh dục HPV. Đây là một chủng virus gồm hơn 200 loại, tuy nhiên virus type 16 và 18 là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu.
Có thể bạn chưa biết, hầu hết phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (có sinh hoạt tình dục) đều nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian nhất định. Cơ chế tác động gây ung thư cổ tử cung của loại virus này chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên một số luận điểm đã được nhiều người công nhận như:
-
Virus HPV dễ dàng lây truyền từ người bệnh sang người lành nếu quan hệ tình dục không an toàn.
-
Khi nhiễm Virus HPV, hệ miễn dịch cơ thể tự nhận biết protein lạ, sản sinh kháng thể chống lại yếu tố lây nhiễm này.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư cổ tử cung là virus HPV
Nếu kháng thể hoạt động hiệu quả, cơ thể sẽ được bảo vệ thành công trước virus HPV. Khi hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả, để virus nhân lên và gây bệnh quá mức, chúng tác động lên tế bào cổ tử cung gây biến đổi và phát triển ung thư.
1.2. Những yếu tố nguy cơ khác
Ngoài Virus HPV được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư cổ tử cung, một số yếu tố nguy cơ sau khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai cao hơn:
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn hoặc quan hệ tình dục với nhiều người, chị em phụ nữ rất dễ bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Ngoài ra, quan hệ tình dục sớm cũng khiến bạn gái dễ mắc bệnh ung thư này hơn.
Hút thuốc lá
Phụ nữ hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn phụ nữ không hút. Ngoài ra, những chất độc hại trong khói thuốc còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khiến phụ nữ phải đối mặt với nhiều bệnh lý hơn, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Hút thuốc lá thụ động cũng gây hại bởi bạn vẫn tiếp nhận chất độc hại với hàm lượng lớn trong khói thuốc.
Phụ nữ hút thuốc lá dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Biết cách vệ sinh vùng kín là cách để phái nữ tự bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân. Sử dụng dung dịch rửa có pH không phù hợp, chà xát quá mạnh, thụt rửa sâu, dùng nước không đảm bảo sạch,… đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Suy giảm miễn dịch
Khi hệ miễn dịch hoạt động kém, khả năng tạo ra kháng thể và tiêu diệt virus HPV, đặc biệt là các chủng gây ung thư cổ tử cung sẽ khó khăn hơn. Khi tế bào cổ tử cung bị tác động nhiều trong thời gian dài, chúng có thể đột biến gây ung thư.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Nhiều cặp vợ chồng lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai vì tính an toàn, hiệu quả cao và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, khi dùng thuốc uống tránh thai trên 5 năm, phụ nữ sẽ phải đối mặt với bệnh ung thư cổ tử cung nhiều hơn.
Bệnh viêm cổ tử cung
Khi viêm cổ tử cung không được điều trị triệt để để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm mạn tính thì khả năng tế bào đột biến phát triển thành ung thư cũng cao hơn.
2. Mách chị em cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Dựa trên nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở trên, chị em có thể chủ động phòng ngừa bệnh với 1 số biện pháp hiệu quả như:
2.1. Tiêm phòng vaccine
Vaccine HPV được khuyến cáo nên tiêm phòng ở phái nữ từ 9 - 26 tuổi, nó đạt hiệu quả tốt nhất nếu tiêm trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên 1 tháng. Người bệnh cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin HPV theo áp dụng của Bộ Y tế, liệu trình sẽ kéo dài từ 6 tháng - 1 năm.
Tiêm vắc xin HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
2.2. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Đầu tiên là chế độ ăn uống, cần đảm bảo dinh dưỡng khoa học, đầy đủ để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây ung thư cổ tử cung nói riêng và bệnh lý khác nói chung. Đặc biệt các chất chống oxy hóa, Vitamin E, A, C,… sẽ hạn chế tác động xấu của gốc tự do đến tế bào, ngăn ngừa ung thư.
Chế độ nghỉ ngơi, thể dục thể thao cũng cần thực hiện khoa học, vừa tăng cường sức khỏe vừa phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả. Tinh thần căng thẳng, Stress chính là nguyên nhân của nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe xấu, vì thế hãy kiểm soát tốt yếu tố này.
2.3. Quan hệ tình dục an toàn
Không nên quan hệ tình dục quá sớm ở tuổi vị thành niên, khi tâm sinh lý cũng như thể chất cũng chưa phát triển hoàn thiện. Bạn gái quan hệ tình dục sớm thường chưa có đủ kiến thức để tự bảo vệ bản thân trước các bệnh truyền nhiễm phụ khoa. Nhiễm virus HPV các thể gây bệnh ung thư cổ tử cung khiến bạn có thể mắc phải bệnh lý khó điều trị này.
2.4. Vệ sinh âm đạo đúng cách
Viêm nhiễm phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung sẽ được đẩy lùi nếu chị em biết cách vệ sinh vùng kín:
Nên dùng dung dịch vệ sinh âm đạo có pH phù hợp
-
Dùng dung dịch rửa pH phù hợp, dịu nhẹ.
-
Không dùng tay hoặc vòi sen thụt rửa sâu.
-
Thay băng thường xuyên trong kỳ kinh, hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này.
-
Không mặc quần lót quá chật, chọn chất vải cotton mềm và thấm hút mồ hôi tốt.
Hy vọng những kiến thức về nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung trên sẽ giúp phái nữ bảo vệ sức khỏe bản thân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng tốt hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!