Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ
- 02/12/2020 | Những triệu chứng viêm đường tiết niệu điển hình ở nam và nữ
- 28/09/2021 | Viêm đường tiết niệu ở nữ: triệu chứng và cách điều trị
- 02/12/2020 | Tư vấn: Viêm đường tiết niệu nguy hiểm đến mức nào?
- 03/08/2021 | Viêm đường tiết niệu ở nữ: dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả
- 30/11/2020 | Dấu hiệu viêm đường tiết niệu và những biến chứng nguy hiểm
1. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng tại các cơ quan của hệ tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo hay bàng quang. Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu cao hơn nam giới gấp nhiều lần, đặc biệt là những phụ nữ đã quan hệ tình dục thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao hơn.
Nữ giới có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới
- Ở nữ giới, niệu đạo hay còn gọi là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài có vị trí quá gần hậu môn. Chính vì thế, những vi khuẩn từ hậu môn, nhất là vi khuẩn E.coli có thể dễ dàng tấn công niệu đạo của phụ nữ và từ đó gây viêm nhiễm. Từ niệu đạo, vi khuẩn gây bệnh sẽ di chuyển ngược lên bàng quang, rồi lên thận,… và có thể gây viêm nhiễm cho tất cả các cơ quan đường tiết niệu.
- Những phụ nữ không biết cách vệ sinh vùng kín, lau ngược từ sau ra trước sẽ vô tình tạo điều kiện cho khuẩn bệnh tấn công niệu đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới.
- Hơn nữa, niệu đạo ở nữ giới khá ngắn nên vi khuẩn có thể nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc di chuyển lên bàng quang. Đây cũng chính là lý do vì sao nữ giới lại có nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu cao hơn nam giới.
- Quan hệ tình dục cũng là một điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bệnh xâm nhập vào vùng kín của phụ nữ và gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Nữ giới bị viêm nhiễm đường tiết niệu thường có nguy cơ cao bị tái phát nhiều lần và chuyển thành mạn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Những phụ nữ có cấu trúc hệ tiết niệu bất thường, mắc phải một số bệnh lý khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, nhất là bệnh tiểu đường thì nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu của họ cũng sẽ cao hơn so với những người khác.
- Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh như phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị chấn thương tủy sống, những trường hợp phải điều trị corticoid kéo dài, bệnh nhân bị sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc xuất hiện khối u trong hệ tiết niệu hay một số bệnh làm hẹp đường dẫn tiểu,…
2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới gây ra những triệu chứng gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
-
Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng tiểu rất ít, thậm chí phải rặn mới tiểu được.
-
Đau buốt rát khi đi tiểu.
-
Thường xuyên bị đau lưng hoặc đau bụng dưới.
-
Thường xuyên mệt mỏi.
-
Bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, run rẩy.
-
Nước tiểu đục, có mùi hôi, thậm chí có lẫn máu.
Nước tiểu đục do viêm nhiễm đường tiết niệu
Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, có nghi ngờ đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, thì bạn không nên chủ quan. Hãy đến thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.
3. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới
Sau khi thực hiện xét nghiệm phân tích nước tiểu và thực hiện một số phương pháp khác để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất chính là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể bệnh nhân.
Thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu
Tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể nhằm mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc theo đúng liều lượng và không tự ý ngừng thuốc hoặc dùng thêm thuốc. Lưu ý, không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Trong quá trình điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ, bệnh nhân cần chú trọng vệ sinh vùng kín đúng cách, có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh.
4. Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ
Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, chị em cần chú ý những điều sau:
Nên thăm khám để được điều trị bệnh kịp thời
-
Nếu buồn tiểu, bạn nên đi tiểu ngay.
-
Khi đi tiểu cần lưu ý không nên vội vàng, hãy cố gắng đi cạn nước tiểu ở bàng quang.
-
Vệ sinh vùng kín đúng cách, nên lau từ trước ra sau, tránh lau từ sau ra trước để vi khuẩn gây bệnh không có cơ hội di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Đặc biệt lưu ý không nên thụt rửa vùng kín.
-
Uống nhiều nước cũng là một cách giúp bạn phòng tránh viêm nhiễm. Vì khi uống nhiều nước, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn và dễ dàng loại bỏ khuẩn bệnh ra khỏi cơ thể.
-
Không nên tắm trong bồn mà hãy tắm bằng vòi hoa sen. Nếu bạn tắm trong bồn hoặc, ngâm mình quá lâu trong bồn cũng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công đường tiết niệu.
-
Dung dịch vệ sinh phụ nữ rất hữu ích nhưng nếu bạn lạm dụng hoặc sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh thì sẽ làm tăng kích ứng vùng kín và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Nên vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ, đi tiểu sau khi quan hệ để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiều bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
-
Không nên sử dụng màng ngăn âm đạo hoặc thạch diệt tinh trùng để ngừa thai vì những phương pháp này sẽ khiến làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Luôn giữ vùng kín khô thoáng, mặc đồ lót có chất liệu cotton, không quá bó sát để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!