Các tin tức tại MEDlatec
Những cách chống dị ứng hiệu quả, an toàn ngay tại nhà
- 24/10/2021 | Xử trí như thế nào khi bị viêm da dị ứng cơ địa?
- 21/10/2021 | Cách chữa dị ứng thời tiết và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
- 20/10/2021 | Viêm da dị ứng ở trẻ em ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
1. Nhận biết dấu hiệu dị ứng
Dị ứng xuất hiện có thể gây phản ứng trên da, phản ứng với hệ hô hấp hoặc gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, dị ứng trên da là thường gặp nhất, muốn phòng ngừa và điều trị hiệu quả thì cần biết chính xác hệ miễn dịch đang phản ứng dị ứng với chất nào, có nguồn gốc từ đâu của môi trường.
Dị ứng gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh
Các yếu tố thường gây dị ứng bao gồm: thức ăn (tôm, cua, hải sản,…), thay đổi thời tiết, vaccine, lông động vật,… Các phản ứng dị ứng có thể nhận biết bao gồm:
1.1. Dấu hiệu dị ứng trên da
Dấu hiệu dị ứng trên da thường xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất, thường gặp ở các vùng da nhạy cảm như da mặt, da cổ tay, cổ chân, lưng,… Nhiều trường hợp dị ứng nghiêm trọng, phản ứng trên da xuất hiện ở toàn thân bao gồm:
-
Da bong tróc, khô nứt.
-
Da bị phù nề, sưng viêm, nổi mẩn đỏ.
-
Cảm giác ngứa ngáy , bứt rứt, nóng rát, khó chịu trên da.
-
Mắt đỏ và ngứa.
-
Sưng môi, lưỡi, họng,…
Nếu dị ứng không nghiêm trọng, phản ứng dị ứng thường dừng lại gây các triệu chứng trên da. Tuy nhiên nếu xuất hiện thêm các triệu chứng hô hấp hoặc tim mạch thì cần đặc biệt lưu ý để xử lý sớm.
Dị ứng đường hô hấp thường gây viêm mũi, chảy dịch mũi
1.2. Dấu hiệu dị ứng ở đường hô hấp
Dị ứng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp bằng cách làm tăng tiết dịch nhầy hô hấp, viêm mũi họng và nhiều bộ phận của đường hô hấp khác. Cần can thiệp nếu viêm đường hô hấp nghiêm trọng khiến hoạt động hít thở trao đổi khí bị ngưng trệ hoặc ngừng hoàn toàn.
1.3. Dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng khác
Những dấu hiệu sau cho thấy tình trạng dị ứng là nghiêm trọng và bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt như: sốc phản vệ, tụt huyết áp, nhiễm trùng da, phù nề và xuất huyết trên da,…
Tùy từng triệu chứng dị ứng khác nhau mà người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc, vệ sinh phù hợp để kiểm soát giảm tình trạng khó chịu. Nhưng nếu triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, không nên chủ quan mà cần can thiệp y tế để đẩy lùi nhanh triệu chứng tránh gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
2. Cách chống dị ứng giúp giảm cảm giác khó chịu
Phản ứng dị ứng gây cho người bệnh mắc phải không ít cảm giác khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Những cách chống dị ứng sau đây sẽ làm giảm khó chịu, xoa dịu triệu chứng cho người bệnh mắc phải mà rất đơn giản có thể thử tại nhà trước khi đến bệnh viện.
Hạn chế tiếp xúc với gió nếu bạn dị ứng với phấn hoa hoặc thời tiết
2.1. Hạn chế tiếp xúc với gió
Dị ứng có thể có liên quan đến gió như nguồn đưa phấn hoa, bụi bẩn vào cơ thể người bệnh. Do đó, ở người có nguy cơ cao, nên hạn chế tiếp xúc với gió lớn, gió dễ mang nguồn bụi bẩn, phấn hoa phân tán đi khắp nơi.
Bạn nên đóng kín cửa, tránh tiếp xúc với gió lạnh, gió khi chuyển mùa vì thường chứa nhiều dị nguyên gây dị ứng.
2.2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Chắc hẳn làn da bị dị ứng gây không ít ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ,, sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, cách chống dị ứng đơn giản là bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, tác nhân gây dị ứng bám vào cơ thể do các hoạt động thường ngày.
Tuy nhiên, không nên chà xát mạnh khi tắm, đặc biệt là cách vùng da bị khô rát, đỏ tấy. Sau khi tắm, hãy dùng kem dưỡng ẩm cho da, chú ý đến các vùng da bị dị ứng này.
2.3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Nguyên nhân gây dị ứng là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với tác nhân môi trường, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn nhiều trái cây, rau quả nhất là các loại quả hạch sẽ giúp giảm tình trạng dị ứng. Mối liên quan giữa thực phẩm này và tình trạng dị ứng chưa được làm rõ, song nhiều chuyên gia cho rằng một chế độ ăn lành mạnh giúp bạn khỏe mạnh hơn, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng giúp hạn chế dị ứng
Ngoài thực phẩm thì nên uống nhiều nước nếu bạn bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng đường mũi họng gây nghẹt mũi, chảy dịch mũi,… Bổ sung nhiều nước giúp làm lỏng dịch nhầy, giảm cảm giác nghẹt mũi khó chịu. Bên cạnh uống nước, các món ăn hay thức uống ấm như trà, nước hầm, súp đều đem lại cảm giác dễ chịu khi bạn đang bị dị ứng.
Thức uống có cồn và đồ ăn cay nóng là những thực phẩm cần tuyệt đối tránh xa nếu bạn đang bị dị ứng hoặc có cơ địa dễ dị ứng. Những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2.4. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ là việc cần thiết để bạn loại bỏ các chất gây dị ứng trong nhà, tuy nhiên nên lựa chọn sản phẩm tẩy rửa an toàn, lành tính. Sản phẩm tẩy rửa trên thị trường hiện nay đa phần là các chất tẩy rửa hóa học, dễ khiến triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, hãy thường xuyên quét dọn nhà, những khu vực cần tẩy rửa mạnh thì hãy sử dụng những chất tẩy rửa tự nhiên như muối nở, giấm, baking soda,…
Ngoài ra, nên dùng thêm máy hút bụi thường xuyên trong nhà để giảm lượng bụi mịn bám vào da qua các vật dụng hoặc không khí gây kích ứng. Nếu bạn đang bị dị ứng, hãy nhờ người khác dọn dẹp nhà cửa giúp để tránh tiếp xúc nhiều hơn với tác nhân dị ứng.
Dọn dẹp nhà sạch sẽ giúp loại bỏ dị nguyên dị ứng
Cách chống dị ứng đơn giản trên đây bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để hạn chế và kiểm soát triệu chứng bệnh khó chịu. Nếu dị ứng nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ để xác định dị nguyên và sử dụng thuốc điều trị, thuốc chống dị ứng phòng ngừa biến chứng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, hệ thống hotline 1900 56 56 56 hoạt động 24/24h sẽ tiếp nhận hỗ trợ nhanh chóng nhất cho người bệnh. Hãy liên hệ để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!