Các tin tức tại MEDlatec
Những điều cần biết về tình trạng tăng tiết mồ hôi
- 28/09/2021 | Giảm ra mồ hôi chân tay bằng các cách đơn giản tại nhà
- 04/10/2022 | Giải đáp thắc mắc: Điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ bằng cách nào?
- 13/04/2022 | Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ nguyên nhân thường do đâu?
1. Tăng tiết mồ hôi là gì? Các dấu hiệu của bệnh như thế nào?
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể người bệnh đổ quá nhiều mồ hôi hơn bình thường.
Theo đó, mọi người thường ra mồ hôi vào những lúc như vận động nhiều, nhiệt độ cao với thời tiết nóng bức và cơ thể cần được điều hòa. Tuy nhiên, một số người lại tiết quá nhiều mồ hôi không chỉ là vào các thời điểm kể trên mà còn ngay cả những lúc nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ.
Chẳng hạn, tình trạng này cũng có thể xảy ra vào ban đêm hoặc ngay cả khi cơ thể vừa mới thức dậy và hầu như chưa hoạt động gì nhiều. Điều đó có thể làm người bệnh cảm thấy bất tiện, phiền toái trong các hoạt động giao tiếp và làm việc do tay chân luôn ẩm ướt, nhiều khi chảy nhỏ giọt, thấm ướt cả quần áo.
Bệnh tăng tiết mồ hôi gây những phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh
Về triệu chứng của bệnh, người bị tăng tiết mồ hôi có thể gặp các biểu hiện như sau:
- Tăng tiết mồ hôi ở mặt có thể làm người bệnh dễ gặp phải những cơn đỏ mặt, khó chịu, ngượng ngùng, gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với của họ với những người xung quanh.
- Đổ mồ hôi quá nhiều ở tay khi lo lắng cũng làm bệnh nhân cảm thấy bối rối khi giao tiếp, khi nắm hay bắt tay người khác.
- Ra nhiều mồ hôi ở bàn chân, nách cùng những nơi khác trên cơ thể có thể gây những mùi hôi vô cùng khó chịu.
Tăng tiết mồ hôi có thể khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin
2. Các loại tăng tiết mồ hôi
Tăng tiết mồ hôi có thể được phân thành 2 loại cụ thể, bao gồm:
- Tăng tiết mồ hôi nguyên phát: Đây là tình trạng bệnh thường không tìm được nguyên nhân cụ thể khi không xuất phát từ các bệnh lý trong cơ thể. Với việc ra nhiều mồ hôi bất thường, người bệnh sẽ trải qua cảm giác khó chịu, bối rối, mất tự tin cả khi giao tiếp lẫn làm việc.
- Tăng tiết mồ hôi thứ phát: Những người bị bệnh cường giáp thường là đối tượng gặp phải tình trạng tăng tiết mồ hôi thứ phát.
Về cường giáp, đây là tình trạng tăng quá mức trong máu của hormone tuyến giáp, làm thúc đẩy nhanh hơn tốc độ của sự trao đổi chất. Kéo theo đó là nhịp tim cũng thay đổi bất thường, tim đập nhanh hơn đồng thời mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Về dấu hiệu phổ biến của bệnh, đó là: nóng trong người, cáu gắt khó chịu thường xuyên, ăn nhiều nhưng lại bị sụt cân, khó ngủ,...
Ngoài ra, xét về nguyên nhân, các bệnh lý như: tiểu đường, tiền mãn kinh, nhiễm khuẩn, hạ đường huyết,... cũng gây tăng tiết mồ hôi.
Bệnh có thể được phân thành hai loại là tăng tiết mồ hôi nguyên phát và tăng tiết mồ hôi thứ phát
3. Điều trị tăng tiết mồ hôi
Để đối phó lại với những phiền toái mà bệnh tăng tiết mồ hôi gây ra, dưới đây là một số phương pháp phổ biến sử dụng trong điều trị căn bệnh này.
- Sử dụng các chất chống tiết mồ hôi (Antiperspirants): Một số loại thuốc như Drysol, Odaban, ArmsUp hay Mitchum Clear Gel Sport sẽ được bác sĩ kê đơn cho người bệnh sử dụng. Chúng là những loại thuốc điều trị đơn giản và được khuyến cáo dùng đầu tiên cho các người bệnh bị tăng tiết mồ hôi với tình trạng nhẹ hay vừa.
- Dùng thuốc: Chủ yếu là các loại chống giao cảm (có thể có hoặc không có thuốc an thần) như Propantheline bromua, Propranolol SR,... là một số thuốc thường được dùng. Thuốc này dùng để điều trị tăng tiết mồ hôi chung (ở các vị trí trên cơ thể chẳng hạn như thân, bẹn, đầu, vùng đùi,...).
- Chuyển ion (Drionics machine): Phương pháp chuyển ion sẽ được áp dụng trong trường hợp việc điều trị bằng sử dụng thuốc của người bệnh không đem lại hiệu quả. Phương pháp này sẽ được thực hiện vài lần trong tuần, cụ thể là áp một dòng điện có cường độ thấp vào tay hoặc chân của người bệnh ở trong một dung dịch điện giải. Kết quả của chuyển ion khá bất thường; đồng thời, khó thực hiện ở các vùng như nách, mặt.
- Tiêm Botulinum: Là một chất được sản xuất ra từ vi khuẩn Clostridium Botulinum, Botulinum được sử dụng bằng cách tiêm vào nách hoặc bàn tay để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi nhờ có tác dụng trong việc làm tê liệt dây giao cảm tiết mồ hôi. Chi phí điều trị bằng việc tiêm Botulinum khá cao, nó chỉ có tác dụng tạm thời, cần tiêm hơn hai lần mỗi năm.
- Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi cắt dây thần kinh giao cảm ngực là một giải pháp được áp dụng điều trị tăng tiết mồ hôi cho các người bệnh trên 18 tuổi.
Một số phương pháp có thể được áp dụng trong việc điều trị tăng tiết mồ hôi
Bên cạnh đó, cũng nên thực hiện thay đổi các thói quen sinh hoạt để góp phần hạn chế tăng tiết mồ hôi.
Sau đây là một số điều bạn có thể làm:
- Thường xuyên tắm rửa, lau khô người kỹ càng sau khi tắm.
- Đi giày và vớ với chất liệu tự nhiên, có khả năng hút ẩm hỗ trợ ngăn tiết mồ hôi chân. Đồng thời, nhớ là nên thay vớ thường xuyên, hoặc giữ cho chân thông thoáng.
- Chọn mặc loại quần áo có loại vải phù hợp với hoạt động để đảm bảo thấm hút mồ hôi, làm cơ thể được thông thoáng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh tăng tiết mồ hôi được chia sẻ trong phạm vi bài viết này. Tình trạng bệnh tăng tiết mồ hôi có thể là nguyên nhân khiến bạn đối diện với cảm giác bối rối, ngại ngùng, cũng như những phiền toái đến từ việc mất tự ti do tay, chân hay quần áo ướt đẫm mồ hôi. Điều này có thể làm bạn gặp hạn chế trong quá trình giao tiếp, trong các mối quan hệ xã hội hay cả trong công việc.
Do vậy, nếu đang gặp phải tình trạng tăng tiết mồ hôi làm bạn bối rối, đừng ngần ngại đặt lịch khám tại MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện thăm khám, tư vấn và điều trị bệnh. Hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến số hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện để nhận được hỗ trợ nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!