Các tin tức tại MEDlatec

Những loại ung thư nào khó chữa nhất? Ung thư di căn sống được bao lâu?

Ngày 01/09/2022
Khi nhắc tới ung thư hẳn là ai trong số chúng ta đều cảm thấy lo lắng và sợ hãi trước mức độ nguy hiểm do căn bệnh này gây nên. Mặc dù khoa học công nghệ đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, người mắc bệnh ung thư vẫn có thể chữa khỏi nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư vẫn rất cao. Vậy bạn có biết loại ung thư nào khó chữa nhất không? Hãy cùng điểm qua danh sách các bệnh ung thư nguy hiểm nhất tính đến thời điểm hiện tại theo bài viết dưới đây nhé!

1. Liệt kê những loại ung thư có tỷ lệ sống thấp nhất trên thế giới

Theo nghiên cứu về ung thư được triển khai tại Anh Quốc, trong vòng 40 năm qua cơ hội sống sót sau khi điều trị ung thư đã tăng lên 50%, trong khi ở thời kỳ những năm 1970 thì con số này chỉ dừng ở mức 25%. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sự tiến bộ của khoa học công nghệ áp dụng trong điều trị ung thư, tuổi tác và thể trạng của bệnh nhân, mức độ đáp ứng các phương pháp điều trị, thời điểm phát hiện và chữa trị bệnh là khi nào và loại ung thư mà người bệnh mắc phải là gì.

Có 6 căn bệnh ung thư khó chữa nhất, đó là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư não, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tụy. Bệnh nhân khi mắc phải những loại ung thư nêu trên thường có tiên lượng sống thấp do chúng khó nhận biết ở giai đoạn đầu, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã bước sang giai đoạn muộn gây khó khăn rất nhiều cho việc điều trị.

Các triệu chứng cảnh báo ung thư bạn nên ghi nhớ

Một số triệu chứng cảnh báo các bệnh ung thư khó chữa:

  • Ung thư phổi: ho dai dẳng, thậm chí bị ho ra máu, chán ăn, sụt cân, đau ngực, khó thở, suy nhược cơ thể, mệt mỏi mặc dù không lao động hay vận động nặng nhọc;

  • Ung thư gan: chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, nôn nao, da vàng, sưng đau vùng bụng, sốt, nước tiểu sậm màu, nôn ra máu, ngứa da;

  • Ung thư não: gặp các vấn đề về lời nói và thị lực, hay bị buồn nôn, đau đầu, co giật, bất thường trong suy nghĩ và hành động;

  • Ung thư tuyến tụy: đau bụng, đau lưng, chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân, vàng lòng trắng mắt, vàng da, thay đổi thói quen đi tiểu, khó tiêu;

  • Ung thư dạ dày: hay bị đầy hơi, ợ nóng, khó nuốt, khó tiêu, nôn nao, ăn ít nhưng vẫn thấy no, đau bụng, sụt cân bất thường, đau vùng xương ức;

  • Ung thư thực quản: khó nuốt, khó tiêu, chán ăn, ợ chua nhiều lần, nôn mửa, đau ngực, đau bụng, đau lưng, khàn giọng, ho dai dẳng, khó thở và mệt mỏi.

2. Bị ung thư sống được bao lâu?

Đây luôn là câu hỏi thường trực trong nỗi lo lắng của bệnh nhân và người thân trong gia đình. Ngoài việc lo ngại cho quỹ thời gian của cuộc đời không còn được bao lâu, bệnh nhân cũng cần biết tiên lượng sống để lên kế hoạch điều trị, chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như tài chính cho chặng đường chống lại ung thư phía trước.

Không phải ai cũng có tiên lượng sống giống nhau, như ở trên đã đề cập, cơ hội sống sót còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

  • Loại ung thư người bệnh đang gặp phải: Tuỳ từng loại ung thư mà có những tiên lượng sống khác nhau. Tiên lượng sống phụ thuộc vào việc phát hiện sớm hay muộn? Cơ quan bị ung thư? Cơ quan phát hiện khối di căn,…;

  • Tình hình sức khỏe tinh thần và thể chất của bệnh nhân: đối với những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính kèm theo, thể trạng vốn suy nhược và tinh thần ủ rũ, suy sụp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị so với người có thể chất tốt và tinh thần luôn lạc quan, tích cực;

  • Thời điểm bệnh được phát hiện: càng phát hiện ra sớm thì cơ hội chữa khỏi và cứu sống bệnh nhân sẽ càng cao;

  • Độ tuổi của người bệnh: người trẻ sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn so với người cao tuổi, trừ trường hợp ung thư bạch cầu cấp tính thì ngược lại;

  • Một số yếu tố khác: điều kiện kinh tế của bệnh nhân, công nghệ điều trị được áp dụng,...

Tỷ lệ sống sót sau điều trị ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

3. Tỷ lệ sống sót khi ung thư bước sang giai đoạn di căn?

Giai đoạn ung thư di căn là nỗi ám ảnh đối với không chỉ riêng gì bệnh nhân mà còn đối với bác sĩ vì sự khó khăn trong công tác điều trị. Theo ghi nhận của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống của các bệnh ung thư thường gặp giai đoạn cuối sau 5 năm là:

  • Ung thư vú: 21%;

  • Ung thư trực tràng: 12%;

  • Ung thư đại tràng: 11%;

  • Ung thư tuyến giáp: 28 - 51%;

  • Ung thư tuyến tiền liệt: 29%.

Số liệu này cho thấy tỷ lệ sống sót ở giai đoạn ung thư di căn là không cao. Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà bệnh nhân trở nên bi quan và buông xuôi, đầu hàng trước ung thư. Hãy cứ kiên trì và giữ một tinh thần lạc quan, tích cực tận hưởng cuộc sống và đương đầu với ung thư. Bởi vì y học ngày nay đã tiến bộ hơn rất nhiều đã có thể đem lại cơ hội sống cho nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư, nhất là đối với những bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Ngay cả sang đến thời kỳ khối u đã di căn thì vẫn còn những biện pháp điều trị giảm nhẹ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Hãy cứ kiên trì và giữ một tinh thần lạc quan, tích cực tận hưởng cuộc sống và đương đầu với ung thư

Sàng lọc ung thư chính là giải pháp hữu hiệu cho việc chẩn đoán sớm và điều trị ung thư kịp thời. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong ở người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai dịch vụ tầm soát, sàng lọc sớm nguy cơ ung thư cho mọi đối tượng khách hàng. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán ung thư, cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu đặt lịch khám và tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC hướng dẫn cụ thể hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.