Các tin tức tại MEDlatec
Những thông tin bạn cần biết về tình trạng áp xe thành sau họng
- 24/05/2022 | Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở họng và cách phòng ngừa hiệu quả
- 28/04/2022 | Nguyên nhân và cách làm tan đờm trong cổ họng hiệu quả
- 31/03/2022 | Cảnh giác với các bệnh tai mũi họng thường gặp
- 31/03/2022 | Hỏi đáp: Viêm họng có nên dùng kháng sinh không?
1. Áp xe thành sau họng là gì?
Tổn thương xảy ra ở tai - mũi - họng là tình trạng không hề hiếm gặp, tuy nhiên mọi người thường có tâm lý chủ quan, không điều trị dứt điểm. Đó là lý do vì sao bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng. Trong đó, áp xe thành sau họng là vấn đề đáng lo ngại nhất. Các bác sĩ cho biết đây là dạng bệnh nhiễm khuẩn sâu trong cổ họng, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị cấp cứu sớm. Nếu không, họ có nguy cơ tử vong tương đối cao.
Áp xe thành sau họng thường xảy ra ở trẻ nhỏ
Trên thực tế, tình trạng này xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó trẻ em dưới 2 tuổi dễ mắc bệnh hơn cả. Thông thường, áp xe là biến chứng của bệnh viêm amidan hoặc viêm mũi, do trẻ không được phát hiện, chữa trị dứt điểm nên vùng cổ sâu chịu nhiều tổn thương và bị nhiễm khuẩn nặng nề. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh cần điều trị dứt điểm các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tổn thương xảy ra ở tai - mũi - họng.
Bên cạnh đó, những chấn thương ngoài ý muốn xảy ra ở họng cũng là nguyên nhân khiến tình trạng áp xe thành sau họng hình thành. Nếu không may mắc bệnh lao hoặc có dị vật làm tổn thương họng chúng ta nên chủ động đi kiểm tra và có biện pháp chăm sóc nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm vùng cổ sâu.
2. Bệnh nhân áp xe thành sau họng thường gặp triệu chứng nào?
Hiện nay, nhiều người chưa biết cách phân biệt các loại bệnh khác nhau liên quan tới họng, điều này khiến họ điều trị theo phác đồ không phù hợp, ảnh hưởng tới khả năng bình phục. Tốt nhất chúng ta nên nắm được triệu chứng đặc trưng của tình trạng áp xe thành sau họng. Khi phát hiện những dấu hiệu sức khỏe bất thường, bạn có thể đi khám và cấp cứu kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bệnh nhân thường cảm thấy đau họng
Tùy vào mức độ viêm nhiễm xảy ra ở thành sau họng, triệu chứng bệnh có thể biểu hiện khác nhau. Dù bệnh diễn biến ở mức độ nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn cần theo dõi và tích cực điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thông thường, trong giai đoạn đầu ổ áp xe hình thành, bệnh nhân sẽ gặp một vài triệu chứng như: ngạt mũi, đau nhức họng, mỗi khi nuốt nước bọt, thức ăn đều cảm thấy khó chịu, cổ họng như đang vướng vật nào đó. Bên cạnh đó, tình trạng chảy nước mũi có màu vàng xanh hoặc ho có đờm cũng xuất hiện liên tục. Các dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với tình trạng ho, cúm bình thường. Vì vậy, đa số bệnh nhân không kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị.
Sau một thời gian ổ áp xe thành sau họng phát triển, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Trong đó, một số dấu hiệu có thể kể đến như: sốt cao, kèm triệu chứng ớn lạnh, rét run. Người bệnh cảm nhận rõ môi càng ngày càng thiếu ẩm, rất khó, mạch đập nhanh và làn da trông xanh xao, ốm yếu. Nếu như chúng ta không phát hiện sớm, ổ áp xe phát triển tới nhiều vị trí trên cơ thể gây khó thở, hơi thở của người bệnh có mùi hôi cực kỳ khó chịu, tiết nhiều nước dãi,….
Trẻ mắc bệnh thường bị ho liên tục
Tốt nhất khi gặp một trong những dấu hiệu kể trên, người bệnh nên chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe, từ đó điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.
3. Phác đồ điều trị dành riêng cho bệnh nhân có ổ áp xe thành sau họng
Như đã phân tích ở trên, ổ áp xe thành sau họng phát triển nhanh với nhiều diễn biến phức tạp, bệnh nhân cần được đi cấp cứu và điều trị đúng cách. Đó là phương án duy nhất giúp người bệnh kiểm soát sức khỏe, ngăn ngừa những tác động xấu xảy ra đối với họng nói riêng và tính mạng bệnh nhân nói chung.
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để kiểm soát tình trạng bệnh, xử lý ổ áp xe nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tùy vào tình hình sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất.
Đối với người bệnh chưa bị suy hô hấp, đường thở không bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ ưu tiên tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch cho bệnh nhân. Phương án này sẽ được áp dụng trong vòng 24 - 48 tiếng đầu tiên kể từ khi phát hiện ổ áp xe thành sau họng. Sau đó, nếu sức khỏe của bệnh nhân vẫn không có dấu hiệu cải thiện, phương án rạch dẫn lưu sẽ được tiến hành.
Bác sĩ dùng kháng sinh qua tĩnh mạch cho bệnh nhân
Trong trường hợp bệnh nhân tổn thương đường thở nghiêm trọng, phẫu thuật là cách điều trị tối ưu và hỗ trợ kiểm soát tình hình sức khỏe nhanh chóng, hiệu quả nhất. Như vậy, chúng ta không thể chủ quan, chậm trễ trong việc theo dõi, điều trị ổ áp xe xuất hiện ở thành sau họng. Nếu càng để lâu, tính mạng của bệnh nhân càng bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng.
4. Nên điều trị áp xe thành sau họng ở đâu?
Vấn đề được quan tâm hàng đầu là: bệnh nhân áp xe thành sau họng nên đi theo dõi và điều trị ở đâu? Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế nhận được đánh giá cao từ khách hàng cũng như các bác sĩ đầu ngành. Bệnh viện đã có 26 năm hoạt động và sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn tốt. Đặc biệt, bệnh viện đã cấp cứu, xử lý cho nhiều trường hợp bệnh nhân gặp tổn thương tai - mũi - họng.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ xét nghiệm của bệnh viện cũng được đánh giá tương đối cao. Bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15190:2012 và là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP của Hội bệnh học Hoa Kỳ.
Dịch vụ xét nghiệm của MEDLATEC được đánh giá cao
Như vậy việc theo dõi, điều trị áp xe thành sau họng là vô cùng cần thiết, giúp bảo vệ tính mạng của bệnh nhân. Nếu khách hàng có nhu cầu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!