Các tin tức tại MEDlatec

Phân biệt cúm A và cúm B qua những đặc điểm nào?

Ngày 02/03/2023
Cúm A và cúm B là 2 loại cúm phổ biến thường xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm và có thể bùng phát thành dịch. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ sự khác nhau giữa 2 loại cúm này. Để giúp bạn phân biệt cúm A và cúm B, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu những thông tin trong bài viết sau đây.

1. Phân biệt cúm A và cúm B

Cúm nói chung là một loại bệnh truyền nhiễm hay gặp, nguyên nhân xuất phát từ virus Influenza và thông qua mắt, mũi, miệng chúng có thể xâm nhập và tấn công hệ hô hấp. Virus cúm bao gồm 3 chủng đó là cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó cúm A và cúm B là những loại thường gặp hơn cả.

Cúm A còn có tên gọi là cúm gia cầm vì nó có thể lây từ gia cầm sang con người. Đây là loại virus có mức độ nguy hiểm cao nhất trong các loại cúm, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Trong lịch sử cúm A đã từng gây nên các nạn đại dịch chết chóc. Cho đến giờ loại virus cúm này vẫn thường bùng phát thành dịch hàng năm và có thể tấn công bất kỳ người bệnh ở lứa tuổi nào.

Cúm A và cúm B là 2 loại cúm phổ biến

Ngoài cúm A, loại cúm hay gặp thứ 2 là cúm B nhưng triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Tuy rằng mức độ nguy hiểm không bằng cúm A nhưng trong trường hợp không được điều trị kịp thời thì cúm B cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mắc.

1.1. Phân biệt cúm A và cúm B dựa trên các chủng của chúng

Kháng nguyên bề mặt của cúm A được phân thành 2 loại sau đây:

  • Hemagglutinin (H): kháng nguyên này có thể ngắt kết nối hồng cầu, mở đường cho virus thâm nhập vào tế bào hô hấp của cơ thể người mắc;

  • Neuraminidase (N): cơ chế hoạt động của kháng nguyên N tương tự như một loại men giúp gắn kết các thành phần của virus và giải phóng virus ra khỏi các tế bào bị bệnh.

Virus cúm A có tất cả 16 kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Nó có khả năng chuyển đổi các kháng nguyên này với nhau để tạo ra một chủng cúm A mới. Ví dụ điển hình cho những chủng cúm A đã từng gây ra đại dịch trước đây đó là A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9,…

Ngược lại, cúm B chỉ có duy nhất một chủng gây bệnh chia thành 2 dòng là cúm B/Victoria và cúm B/Yamagata. Chúng có thể lây truyền quanh năm và tạo thành dịch theo mùa. Khả năng biến đổi của cúm B ít hơn so với cúm A và dường như bản chất kháng nguyên của nó không thay đổi.

Thời điểm trước những năm 1990, trong cộng đồng chỉ xuất hiện duy nhất dòng cúm B/Victoria. Qua đầu những năm 1990 đã chứng kiến sự tồn tại của dòng cúm B/Yamagata. Từ đó đến nay 2 dòng cúm B này thay phiên nhau bùng phát thành dịch nổi trội theo từng năm tại từng khu vực.

1.2. Phân biệt cúm A và cúm B dựa trên khả năng lây lan

Giai đoạn chuyển mùa thường là lúc cúm A và cúm B phát triển tạo thành dịch. Hình thức lây truyền của cúm A là từ gia cầm sang người và từ người sang người. Virus cúm có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua giọt bắn và đường hô hấp. Chỉ qua những cái chạm tay vào mũi, mắt, miệng sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ vật nhiễm virus cũng có thể bị mắc.

Khác với cúm A, cúm B chỉ có thể lây từ người sang người và cơ chế lây truyền cũng tương tự như cúm A. Về mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và biến chứng thì cúm A được đánh giá là nguy hiểm hơn cúm B.

2. Các triệu chứng khi mắc cúm A và cúm B

2.1. Biểu hiện thường gặp

Hai loại cúm này đều có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng cần đặc biệt lưu ý đối với những bệnh nhi dưới 5 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi hoặc bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính. Nếu những người này bị nhiễm cúm mùa thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu và nguy hiểm.

Chỉ khoảng 1 - 3 ngày kể từ khi nhiễm virus là các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện, thường thì cúm A sẽ có biểu hiện nặng hơn. Các triệu chứng bao gồm:

  • Người ớn lạnh, sốt cao;

  • Ho, viêm họng;

  • Uể oải, cơ thể mệt mỏi;

  • Hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi;

  • Đau nhức cơ.

Tuy rằng các biểu hiện trên không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị sớm cúm mùa có thể diễn tiến thành các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị hen suyễn, khi bị cúm biểu hiện sẽ nặng hơn rất nhiều, có thể kích hoạt một cơn hen cấp tính nghiêm trọng.

Cúm A và cúm B đều có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi nhưng cần chú ý đến trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

2.2. Các biến chứng khi bị mắc cúm A và cúm B

Cúm B cũng có khả năng gây ra biến chứng như hiếm gặp và ít nghiêm trọng hơn so với cúm A. Đó có thể là những biến chứng sau:

  • Viêm phổi tiên phát và thứ phát;

  • Biến chứng tim mạch: suy tuần hoàn, viêm cơ tim,...;

  • Suy hô hấp;

  • Biến chứng thần kinh: viêm não, viêm não tủy, viêm màng não,...;

  • Đối với phụ nữ mang thai: nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai;

  • Đối với trẻ nhỏ: nhiễm độc thần kinh, viêm tai.

3. Các biện pháp điều trị khi bị cúm mùa

3.1. Đi khám khi có các triệu chứng của bệnh

Ít khi cúm A và cúm B khiến một người gặp phải biến chứng nặng mà điều này thường hay xảy ra với các trường hợp có sức đề kháng yếu và trẻ nhỏ. Tuy vậy mọi người cũng không nên chủ quan trước virus cúm vì nếu không điều trị sớm và đúng cách thì nguy cơ bệnh trở nặng cũng rất cao. Do đó nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của cúm mùa, bạn nên đi khám và làm xét nghiệm để được chẩn đoán, đồng thời tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh.

Còn đối với trẻ nhỏ nếu được xác định là bị cúm mức độ nhẹ thì có thể cho theo dõi và chăm sóc tại nhà. Nếu trẻ bị cúm nặng và rủi ro biến chứng cao thì thường được chỉ định nhập viện để điều trị chuyên sâu. Các phụ huynh cần lưu ý nếu trẻ có các biểu hiện sau thì cần đưa đi khám càng sớm càng tốt:

  • Khó thở, thở nông, thở nhanh;

  • Đau tức bụng và ngực;

  • Chân tay lạnh, da tím tái;

  • Mệt mỏi, ngủ li bì;

  • Sốt cao trên 39 độ C, có thể bị co giật;

  • Tiểu ít, rối loạn điện giải, khát nước nhưng không muốn uống;

  • Nôn trớ nhiều.

3.2. Điều trị cúm cần lưu ý những gì?

Trong quá trình điều trị cúm, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý những điều sau:

  • Không để bệnh nhân ra chỗ đông người, đặc biệt là không tiếp xúc với trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi;

  • Bệnh nhân cần được đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn mềm loãng, dễ tiêu hóa;

  • Người bệnh nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát;

  • Uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C;

  • Trong quá trình chăm sóc người bệnh, người nhà phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, kết hợp với vệ sinh mũi họng miệng hàng ngày. Điều này cũng cần được áp dụng cho bệnh nhân.

Hiện nay biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đó chính là tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm. Vắc xin mặc dù không giúp bảo vệ chúng ta tuyệt đối trước virus cúm nhưng nếu bị nhiễm cúm thì mức độ bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều.

Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng cúm

Nếu bạn đang có các triệu chứng cảnh báo bệnh cúm hãy đi xét nghiệm sàng lọc ngay. Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm và khám chữa bệnh đáng tin cậy nhờ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp chẩn đoán nhanh chóng, phân loại chính xác chủng virus cúm mùa mà bạn có thể đang mắc phải.

Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ tại MEDLATEC, quý khách hàng hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 và tổng đài viên sẽ hỗ trợ quý khách đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa ngay hôm nay.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.