Các tin tức tại MEDlatec
Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm khuẩn bằng xét nghiệm Procalcitonin
1. Procalcitonin (PCT) là gì?
Procalcitonin vẫn thường được biết đến như một dạng tiền chất của hormon và được tạo thành từ rất nhiều acid amin có bên trong cơ thể. Nó vẫn thường được gọi tắt là PCT.
PCT được ghi nhận chủ yếu sản sinh từ tuyến giáp, tuy nhiên cũng có một số PCT được sinh ra từ các cơ quan khác như phổi hoặc gan. Nó được kích thích sinh ra khi cơ thể của chúng ta đang bị loại vi khuẩn nào đó xâm nhập thông qua các tổn thương ở mức độ nặng.
Chỉ số PCT cho phép chúng ta xác định được cơ thể có đang bị nhiễm trùng hay không
Chính nhờ vào chức năng này mà các bác sĩ đã lợi dụng chính PCT để kiểm tra xem liệu cơ thể người bệnh có đang bị nhiễm trùng hay không. Từ các trường hợp nhiễm trùng nhẹ cho đến nhiễm khuẩn toàn thân đều có thể được phát hiện thông qua PCT.
2. Ý nghĩa của xét nghiệm Procalcitonin
Các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm Procalcitonin nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn bên trong cơ thể. Thông qua đó đưa ra kết luận xem liệu người bệnh có cần sử dụng các loại kháng sinh hay không. Việc sử dụng sai hoặc nhầm loại kháng sinh đặc hiệu trong thời điểm này là cực kỳ có hại. Người bệnh có thể gặp tình trạng đa kháng kháng sinh gây bất lợi cho việc điều trị bằng thuốc suốt phần đời còn lại.
Ngoài ra xét nghiệm Procalcitonin hiện nay được ưu tiên số một khi cần kiểm tra các trường hợp bị nhiễm khuẩn. Sở dĩ PCT được ưu tiên hơn so với các marker khác là CRP, Interleukin trước đây vì bản thân nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn.
PCT cho phép phân biệt trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn và nhiễm trùng do virus cũng như các đáp ứng tự miễn của cơ thể, Ngoài ra nó cũng độc lập với các trường hợp nhiễm trùng máu do suy giảm chức năng thận. Như vậy bác sĩ có thể tập trung ngay vào giả thiết liệu cơ thể bệnh nhân có đang nhiễm khuẩn do chấn thương hay không chứ không cần xét đến các khả năng khác như trước nữa.
Một số các trường hợp nhiễm khuẩn thường được phát hiện thông qua PCT bao gồm nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn,...
3. Các trường hợp cần thực hiện xét nghiệm PCT
-
Các bệnh nhân đang có triệu chứng sốt cao và cần phân biệt xem triệu chứng này do nhiễm trùng gây ra hay do vi khuẩn gây ra.
-
Các bệnh nhân có dấu hiệu gợi ý chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết như sốt rét, việc hô hấp khó khăn và dồn dập, mạch đập nhanh, tiểu ít và tinh thần không tỉnh táo. Nếu nặng hơn người bệnh có thể phải đối mặt với việc tụt huyết áp đột ngột và hình thành cục máu đông nhỏ trong cơ thể.
Các bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm trùng huyết cần phải được thực hiện xét nghiệm PCT kịp thời
-
Các bệnh nhân đang có biểu hiện viêm nhiễm cần xác định xem có bị nhiễm trùng hay không.
-
Theo dõi và hỗ trợ điều trị đối với các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao để có biện pháp can thiệp y khoa kịp thời. Thường các đối tượng cần theo dõi sẽ là bệnh nhân đang phục hồi chức năng sau phẫu thuật, bệnh nhân vừa mới tiếp nhận nội tạng, bệnh nhân mới nhập viện bị đa chấn thương hoặc đang bị ức chế hệ miễn dịch. Trong quá trình chăm sóc đặc biệt xét nghiệm Procalcitonin sẽ giúp các bác sĩ theo dõi và ngăn chặn biến chứng của việc nhiễm khuẩn.
-
Các bệnh nhân bị bệnh nặng cần tiên lượng trước tình hình để điều chỉnh phác đồ điều chỉnh. Thường là các bệnh nhân bị viêm phổi, viêm hệ thống và đang suy đa tạng.
-
Theo dõi hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh đối với người bệnh. Tùy theo thể trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ có thể tiến hành điều chỉnh liều lượng của đơn thuốc cho phù hợp.
4. Cách tiến hành xét nghiệm Procalcitonin
Trong quá trình thực hiện xét nghiệm PCT về cơ bản người bệnh không cần trải qua các thủ thuật y tế phức tạp. Ngay cả việc nhịn ăn trước khi thăm khám cũng không cần thiết.
Người bệnh chỉ cần gặp bác sĩ chuyên khoa và họ sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm cho bạn.
Tại phòng thí nghiệm, các nhân viên y tế sẽ thực hiện các xét nghiệm sinh hóa chuyên sâu, phương pháp miễn dịch hóa chất phát quang nhằm đem đến độ chính xác tốt nhất cho kết quả xét nghiệm.
Việc phân tích chỉ số PCT sẽ được làm hoàn toàn trong phòng thí nghiệm để đảm bảo tính chính xác cao
Khi nhận được kết quả bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa thực hiện chẩn đoán cũng như đưa ra đơn thuốc hoặc phác đồ điều trị nếu cần.
5. Cách đọc chỉ số xét nghiệm Procalcitonin và các trường hợp đặc biệt
Bạn có thể tự đọc được chỉ số PCT của bản thân thông qua thang đo chung dưới đây:
-
Nếu chỉ số dưới 0.046 ng/mL là cơ thể bạn hoàn toàn bình thường.
-
Nếu chỉ số dưới 0.25 ng/mL thì bạn chưa cần phải sử dụng kháng sinh nhưng vẫn cần tiến hành trị liệu. Trong trường hợp trị liệu có dấu hiệu khả quan thì người bệnh có thể tiếp tục tuân thủ phương pháp này chứ không cần chuyển sang dùng thuốc kháng sinh.
-
Ngưỡng chỉ số dưới 0.5 ng/mL, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ (nếu có). Các bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định việc có cho phép bạn dùng khác sinh hay không.
-
Đối với các trường hợp bệnh nhân có chỉ số trên ngưỡng 0.5 ng/mL thì việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc. Lúc này bệnh nhân đã có khả năng bị viêm hệ thống hoặc nhiễm khuẩn huyết. Tệ hơn nữa bệnh nhân có thể đã suy đa tạng.
Bạn có thể tự đọc kết quả xét nghiệm PCT dựa vào các thông tin phía trên
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp chỉ số sau xét nghiệm Procalcitonin của bệnh nhân tăng cao trên mức 0.5 nhưng không phải xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng. Các trường hợp này có xu hướng bị ảnh hưởng bởi chứng sốc tim hoặc bệnh ung thư phổi và tuyến giáp. Lúc này chỉ số PCT của bệnh nhân thường rất rối loạn và không được khách quan. Đối với trẻ em vừa mới sinh dưới 3 ngày chỉ số PCT của cơ thể cũng thường bị cao bất thường do các bé đang phải thích nghi với môi trường không khí bên ngoài.
Trên đây mới chỉ là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến xét nghiệm Procalcitonin. Nếu bạn cần tư vấn thêm về dịch vụ này, hay muốn thực hiện xét nghiệm thì hãy liên hệ trước với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!