Các tin tức tại MEDlatec
Phẫu thuật trượt cằm - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- 13/08/2024 | Phẫu thuật Lasik: Ai được chỉ định và ai không phù hợp?
- 13/08/2024 | Cập nhật chi phí phẫu thuật ngón tay cò súng mới nhất
- 13/08/2024 | Phẫu thuật thần kinh - Những thông tin cần biết
1. Phẫu thuật trượt cằm là gì?
Phẫu thuật trượt cằm hay còn gọi là phẫu thuật cằm nâng cao là một trong những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện hình dáng của cằm. Cụ thể, trong những trường hợp cằm lẹm, ngắn hoặc bị lệch khiến khuôn mặt mất cân đối, các bác sĩ sẽ cắt tách phần xương cằm rồi tiến hành đẩy xương cằm về trước. Một số trường hợp, bác sĩ còn đưa vật độn qua niêm mạc môi xuống dưới cằm, từ đó, định hình được hình dáng của cằm.
Phẫu thuật trượt cằm để cải thiện dáng cằm ngắn làm mặt mất cân đối
2. Các bước thực hiện phẫu thuật trượt cằm
Là phương pháp phẫu thuật tương đối phức tạp và đòi hỏi tính thẩm mỹ cao nên quy trình thực hiện phẫu thuật trượt cằm rất bài bản, được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao cùng sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Dưới đây là các bước phẫu thuật trượt cằm chi tiết.
Thăm khám và tư vấn
Tương tự các phương pháp phẫu thuật khác, trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm một số xét nghiệm quan trọng. Mục đích của việc này là đảm bảo bạn có sức khỏe tốt để làm phẫu thuật, hạn chế các tình huống không mong muốn.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cẩn thận cấu trúc xương hàm, đảm bảo quá trình phẫu thuật được thuận lợi. Sau các bước thăm khám này, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn quy trình thực hiện phẫu thuật để bạn có sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất.
Đo vẽ dáng cằm và chụp phim
Dưới sự hỗ trợ của máy chụp công nghệ cao, bạn sẽ được xem qua về các dáng cằm sau phẫu thuật, từ đó, đưa ra lựa chọn. Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dáng cằm phù hợp nhất với khuôn mặt. Sau khi chọn được dáng cằm thì bác sĩ tiến hành phân tích dáng cằm trên phim X-quang, thực hiện đo vẽ chi tiết dáng cằm và xác định vị trí cần thực hiện.
Bác sĩ thăm khám và tư vấn cẩn thận khi thực hiện phẫu thuật trượt cằm
Tiến hành phẫu thuật trượt cằm
Phẫu thuật trượt cằm được thực hiện trong phòng kín vô trùng. Trước khi phẫu thuật, bạn được gây tê cục bộ nhằm giảm cảm giác đau. Khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ bắt tay vào phẫu thuật.
- Rạch một đường bên trong miệng, cụ thể là bên trong môi dưới và dưới hàm răng dưới.
- Cắt một đường ngang dọc theo xương cằm bằng máy cắt xương chuyên dụng, lưỡi cắt mỏng và sắc, đảm bảo đường cắt dứt khoát, gọn gàng.
- Nhẹ nhàng trượt (đẩy) xương cằm về trước rồi cố định xương cằm tại vị trí mong muốn bằng cáp y tế.
- Dùng chỉ khâu thẩm mỹ để khâu vết thương.
Nghỉ ngơi sau phẫu thuật
Thời gian thực hiện phẫu thuật trượt cằm khoảng 90 phút. Sau khi phẫu thuật xong, bạn được chuyển về phòng hồi sức để theo dõi trong 2-3 giờ. Thường thì bạn sẽ ở lại bệnh viện khoảng 1 ngày, sau đó mới được xuất viện.
Tái khám
Thời gian để vết thương lành là khoảng 5 - 7 ngày. Bạn có thể được chỉ định tái khám sau khoảng thời gian này hoặc thời gian tái khám tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nhưng bạn nhất định phải tái khám đúng hẹn để đảm bảo mọi thứ suôn sẻ, phòng tránh các nguy cơ.
Tái khám sau phẫu thuật để bác sĩ đánh giá mức độ hồi phục
3. Lưu ý sau khi phẫu thuật trượt cằm
Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật trượt cằm là rất quan trọng, giúp thời gian hồi phục nhanh và mang lại hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn. Muốn đạt được điều này thì bạn cần thực hiện tốt các hướng dẫn sau.
- Thường thì sau phẫu thuật, các loại thuốc bạn được chỉ định dùng là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và thuốc kháng sinh. Bạn cần uống thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn để vết thương mau lành, ít đau và không bị nhiễm trùng.
- Vì phẫu thuật trượt cằm có tác động đến răng miệng nên có thể bạn sẽ khó ăn uống trong những ngày đầu. Do đó, nên ưu tiên cho thức ăn loãng, mềm để không phải gây áp lực lên xương hàm.
- Tránh xa những thực phẩm khiến vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo như đồ nếp, hải sản, rau muống,… Đồng thời, không tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá và dùng chất kích thích.
- Sau mỗi bữa ăn, nên súc miệng bằng nước và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ mảng bám thức ăn, phòng tránh viêm nhiễm.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động gây áp lực lên chỗ bị rạch. Trong 2 - 4 tuần sau phẫu thuật, không nên tập luyện cường độ cao hay chơi thể thao.
- Khi nằm ngủ thì nên nằm ở tư thế ngửa, tránh nằm nghiêng hay nằm sấp để không bị đau và không tác động lên cằm vốn chưa lành hẳn.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có triệu chứng bất thường tại vết mổ.
Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật trượt cằm
4. Những thắc mắc khác về phẫu thuật trượt cằm
Nhiều người không khỏi lo lắng phẫu thuật trượt cằm có đau không. Thực tế thì đau hay không còn tùy thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người và kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Nhưng nhìn chung, bạn sẽ được gây tê nên không cảm thấy đau. Nếu đau thì chỉ đau sau khi phẫu thuật xong và thuốc tê hết tác dụng. Nhưng lúc này, bạn sẽ được uống thuốc giảm đau. Sau 2 - 3 ngày, cảm giác đau thuyên giảm và sau 1 tuần, bạn sẽ cảm thấy bình thường.
Ngoài thắc mắc trên, một số người không biết phẫu thuật trượt cằm có giúp cằm ổn định tại vị trí mới vĩnh viễn hay không. Theo các bác sĩ, điều này tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, chế độ chăm sóc và thói quen hàng ngày. Nếu bạn thực hiện tốt các hướng dẫn của bác sĩ cũng như tích cực thăm khám thì sẽ mang lại hiệu quả lâu dài.
Trên đây là những chia sẻ về phẫu thuật trượt cằm, hy vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu đang quan tâm đến phương pháp phẫu thuật này hoặc bất kỳ các phương pháp phẫu thuật khác, bạn hãy đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Ngoại của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách cũng có thể chủ động đặt lịch trước bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!