Các tin tức tại MEDlatec
Protein và những tác động của nó đối với cơ thể con người
- 15/06/2020 | Bạn đã biết gì về xét nghiệm Protein Bence Jones nước tiểu
- 18/09/2020 | Protein có những vai trò gì đối với cơ thể?
- 30/05/2020 | Điện di protein huyết thanh - Xét nghiệm quan trọng trong bệnh đa u tủy xương
1. Vì sao cơ thể cần có protein?
Protein hay còn gọi là chất đạm - một loại hợp chất hữu cơ có vai trò tổng hợp các chuỗi axit amin để xây dựng nên tế bào cơ. Cơ thể mỗi người không thể thiếu protein bởi nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể và gen di truyền.
Protein là thành phần không thể thiếu đối với sự sống của con người
Protein chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể người bình thường, nó được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên cơ thể: tóc, xương, da, cơ,... Muốn duy trì sự sống của enzyme thì đây là một yếu tố không thể thiếu. Mặt khác, hầu hết hormone trong cơ thể đều là protein, giữ nhiệm vụ điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào để cơ thể có được sự hấp thụ và phát triển tốt nhất. Cuối cùng, đây còn là chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.
Điều đáng nói là, sau khi được tạo ra, mỗi loại protein chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là vài phút, nhiều nhất là vài năm). Sau đó, nó thoái hóa đi và tiếp tục tái sinh thông qua quá trình luân chuyển protein của bộ máy tế bào. Vì thế, nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ protein thì theo thời gian, nhiều quá trình sẽ bị chậm lại, một số cơ quan giảm kích thước nên vận hành không tốt, sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng,...
2. Những lợi ích cụ thể mà protein mang lại cho cơ thể
2.1. Chăm sóc làn da
Đối với làn da, collagen được xem là 1 loại protein dạng sợi giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp da được phục hồi và tái sinh. Sự trẻ hóa, giảm nếp nhăn của làn da phụ thuộc rất nhiều vào collagen trong cơ thể.
2.2. Cải thiện sức khỏe xương và cơ bắp
Nếu tập luyện nặng, protein dưới dạng collagen trong cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương khớp và giữ cho chúng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, protein cũng đóng vai trò rất quan trọng với việc xây dựng các khối cơ trong cơ thể vì chúng có ở các mô cơ dưới nhiều dạng vi chất. Yếu tố chính làm nên sự phát triển của cơ là sự đầy đủ của protein trong cơ thể.
2.3. Tăng cường hệ miễn dịch
Cơ thể bị bệnh là do sự xâm nhập của các dị nguyên. Nhờ có protein mà cơ thể có được khả năng tự bảo vệ trước sự tấn công này. Không những thế, protein còn có khả năng phát hiện ra kẻ thù của cơ thể và phản ứng lại để nhận diện chúng thuộc nhóm nào sau đó tạo ra các kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên ấy.
Protein tạo lá chắn bảo vệ hệ miễn dịch trước sự tấn công của tác nhân gây hại
2.4. Cải thiện hệ thần kinh
Hệ thần kinh muốn hoạt động trơn tru cần phải có protein. Điều này được giải thích như sau: các protein thụ thể giúp hỗ trợ truyền tín hiệu đến tế bào rồi điều chỉnh chính hệ thần kinh trung ương của con người.
2.5. Cân bằng chất lỏng
Đối với hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh cũng như nhiều cơ quan khác của cơ thể, cân bằng chất lỏng giữ vai trò rất quan trọng. Tình trạng mất cân bằng chất lỏng xảy ra khi lượng protein nạp vào cơ thể giảm xuống. Hệ lụy kéo theo từ đó chính là hiện tượng phù nề.
2.6. Cân bằng hormone, cung cấp năng lượng cho cơ thể
Enzyme được xem là một loại protein xúc tác giữ vai trò quan trọng với mọi phản ứng và quá trình sinh hóa của cơ thể. Ngoài ra, glucagon, insulin, hormone tăng trưởng cũng là loại hormone tồn tại dưới dạng protein có vai trò rất cần thiết với chức năng hoạt động của cơ thể.
Không những thế, protein còn cấu thành nên các enzyme hoạt động như chất xúc tác sinh học giữ nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Ở phương diện này, protein được xem là nguồn cung cấp calo tuyệt vời. Khi cơ thể không được cung cấp protein tức là nó đã bị mất đi nguồn năng lượng để đảm bảo tốt cho mọi hoạt động của mình.
2.7. Vận chuyển và lưu trữ các chất
Đối với màng tế bào, protein đảm nhận vai trò lưu trữ và vận chuyển nhiều chất khác nhau. Nhờ có nó mà máu được lưu thông trơn tru, các tế bào của cơ thể được nuôi dưỡng.
3. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu Protein là gì?
Chính vì những lợi ích quan trọng của Protein như đã nói đến ở trên nên mỗi người trong chúng ta cần phải lưu ý đến dấu hiệu cảnh báo thiếu protein để có biện pháp điều chỉnh hiệu quả. Các dấu hiệu này bao gồm:
- Cơ bắp phát triển chậm, không phát triển hoặc bị teo.
- Chân tay và cơ thể trong tình trạng kiệt sức, mệt mỏi.
- Hệ miễn dịch yếu.
- Không tăng cân, phù nề, yếu cơ.
- Dễ mắc bệnh.
4. Thừa protein có bị làm sao không?
Tuy protein là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể nhưng điều đó không có nghĩa là nạp nhiều protein là tốt. Khi cơ thể bị dư hàm lượng protein sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe:
Dư thừa nitơ do dung nạp quá nhiều protein có thể gây suy thận
- Dư thừa cân nặng dẫn đến béo phì.
- Khó tiêu, đường ruột khó chịu.
- Táo bón.
- Mất nước.
- Ảnh hưởng xấu đến thận, bị suy thận bởi nitơ trữ lại ở đây quá nhiều.
- Tiêu chảy.
- Đau đầu, buồn nôn.
- Diễn tiến nhiều bệnh lý mạn tính như: bệnh gút, tim mạch, tiểu đường, loãng xương, ung thư,...
Cái gì quá cũng không tốt, đặc biệt là những trường hợp sau, tốt nhất không nên ăn nhiều protein: mắc bệnh gan, thận; nhịn đói lâu ngày; mắc bệnh Gout; bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho việc chuyển hóa protein gồm arginine, glucose, glutamine, folate, vitamin B6 và B12; hàm lượng carbohydrate thấp.
Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này bạn đọc đã hiểu hơn được ý nghĩa của protein đối với cơ thể cũng như tác hại của việc bắt cơ thể dung nạp quá nhiều protein. Nếu còn thắc mắc nào khác, các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!