Các tin tức tại MEDlatec
Quy trình chụp cộng hưởng từ và những điều cần lưu ý
1. Hiện tượng cộng hưởng từ là gì?
Cơ thể con người được cấu tạo bởi rất nhiều các thành phần khác nhau, trong đó chiếm nhiều nhất là nước và chất béo, cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tử Hydro liên kết với nhau, ở trạng thái bình thường thì các nguyên tử này chuyển động hỗn loạn trong các mô. Khi đặt các nguyên tử Hydro trong một vòng từ trường kín và có cường độ từ trường rất lớn, sau đó kích thích năng lượng với tần số radio thì các nguyên tử Hydro này sẽ thay đổi phương hướng và sắp xếp theo một trật tự nhất định, đây được gọi là hiện tượng cộng hưởng từ trường. Khi ngừng kích thích năng lượng, các nguyên tử Hydro trở về trạng thái ban đầu và phát ra năng lượng, các năng lượng này được bộ phận thu nhận tín hiệu (coils) thu lại và gửi đến máy tính xử lý cho ra hình ảnh cộng hưởng từ như ta thường thấy.
Máy chụp cộng hưởng từ hiện đại tại bệnh viện MEDLATEC
2. Quy trình chụp cộng hưởng từ
Chuẩn bị dụng cụ
- Máy chụp cộng hưởng từ, coils, máy quét kim loại, bông đệm, tai nghe, bao cát.
- Dung cụ tiêm thuốc: bơm tiêm, găng tay, bông cồn, dung dịch sát khuẩn, băng dính, kim luồn, hộp chống sốc.
- Thuốc đối quang từ.
- Xe lăn và cáng chuyên dụng cho chụp cộng hưởng từ.
Một số loại Coils dùng trong chụp cộng hưởng từ
Chuẩn bị bệnh nhân
- Bệnh nhân cần tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại (điện thoại, thẻ ATM, chìa khóa, đồng hồ,...) trước khi vào phòng chụp, thay quần áo chụp cộng hưởng từ (nếu cần).
- Kỹ thuật viên chụp khai thác tiền sử phẫu thuật, cấy ghép kim loại hay có dị vật kim khí trong người hay không.
- Giải thích về kỹ thuật, hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi chụp để quá trình chụp diễn ra nhanh nhất, chất lượng hình ảnh tốt nhất.
- Trong các trường hợp có tiêm thuốc đối quang từ cần khai thác tiền sử dị ứng, có kết quả xét nghiệm chức năng gan thận trong vòng 6 tháng.
Tiến hành kỹ thuật
- Người bệnh thông thường sẽ nằm ngửa trên bàn chụp, một số trường hợp có thể nằm sấp (chụp vú, chụp khớp cổ tay), kỹ thuật viên sẽ cho người bệnh đeo tai nghe để giảm bớt tiếng ồn của máy và để lắng nghe các hiệu lệnh khi cần thiết.
- Kỹ thuật viên lắp đặt coils vào vùng cần khảo sát, người bệnh cần giữ nguyên tư thế mà kỹ thuật viên đã điều chỉnh trong toàn bộ quá trình chụp, nếu di chuyển có thể gây sai lệch kết quả sau 30-45 phút, trong thời gian đó bệnh nhân có thể đi ăn nhẹ miễn phí tại nhà ăn của bệnh viện, còn trong trường hợp có tiêm thuốc đối quang thì bắt buộc người bệnh phải xuống nằm theo dõi tại phòng cấp cứu ít nhất 20 phút để được xử trí kịp thời khi có tình huống sốc xảy ra.
3. Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ
- Bệnh nhân cần không có cấy ghép kim loại (máy trợ thính, máy tạo nhịp tim, clips phẫu thuật, khớp giả, nẹp vít trong chấn thương) hay dị vật kim loại trong cơ thể, khi chụp cho các đối tượng người bệnh có phẫu thuật cấy ghép cần có giấy tờ đầy đủ về chất liệu của dụng cụ cấy ghép, nếu không cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
- Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chụp cộng hưởng từ đối với phụ nữ có thai, tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia thì phụ nữ mang thai 3 tháng đầu vẫn không nên chụp cộng hưởng từ.
- Khi chụp với các đối tượng khó hợp tác như trẻ nhỏ, người có vấn đề về thần kinh, người mắc hội chứng sợ buồng kín nếu giải thích không được có thể sử dụng thuốc an thần, tuy nhiên cần xin ý kiến của người nhà và các bác sĩ chuyên khoa
4. Ưu điểm và nhược điểm khi chụp cộng hưởng từ
Ưu điểm
- Bệnh nhân không bị nhiễm tia xạ do sử dụng từ trường để tạo hình ảnh, không hề gây ảnh hưởng đến bất kỳ quá trình trao đổi nào trong cơ thể.
- Chụp được rất nhiều bộ phận khác nhau như não, cột sống, các tạng, mạch máu, hệ thần kinh, hệ bạch mạch,... với chất lượng hình ảnh cực kỳ chi tiết, sắc nét.
- Chụp cộng hưởng từ có thể quan sát được rất nhiều bộ phận mà khó quan sát được trên các kỹ thuật khác như hệ thần kinh, hệ bạch mạch
- Áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng khác nhau, kể cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
- Thuốc đối quang từ dùng trong cộng hưởng từ có tỷ lệ gây sốc phản vệ cực thấp, hầu như rất ít trường hợp có ghi nhận phản ứng với thuốc đối quang từ, đa số đều là các phản ứng nhẹ như chóng mặt, nóng người, buồn nôn.
Nhược điểm
- Chụp cộng hưởng từ có tiếng ồn khá lớn, dễ gây cảm giác sợ hãi, hồi hộp cho bệnh nhân khi nằm trong lồng máy.
- Không chụp được cho những người có cấy ghép kim loại bằng vật liệu nhiễm từ hay người có dị vật kim loại, mảnh đạn trong người.
- Hạn chế chụp cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
- Thời gian khảo sát khá lâu, dễ bị nhiễu ảnh do chuyển động hoặc nhịp thở.
Chụp cộng hưởng từ hệ thần kinh và mạch máu chi dưới tại MEDLATEC
Nói chung, chụp cộng hưởng từ được coi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn hiện đại nhất hiện nay cho dù vẫn có một vài nhược điểm nhưng đang ngày càng được khắc phục một cách triệt để. Những giá trị trong chẩn đoán, phát hiện và điều trị mà chụp cộng hưởng từ mang lại là cực kỳ to lớn, rất khó có thể thay thế được. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã ứng dụng kỹ thuật này vào khám chữa bệnh từ khá lâu, giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm, giảm bớt gánh nặng cho người bệnh. Tại MEDLATEC, mọi hình ảnh chụp cộng hưởng từ đều được gửi lên hệ thống Pacs hiện đại, giúp các bác sĩ, chuyên gia có thể đọc phim và hội chẩn từ xa, giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và đem lại sự tin tưởng tuyệt đối cho người bệnh khi đến thăm khám tại đây. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!