Các tin tức tại MEDlatec
Răng hàm có vai trò như thế nào và các vấn đề liên quan
- 31/01/2023 | Răng nanh và đôi điều không nên bỏ qua
- 31/01/2023 | Răng hô: Nguyên nhân - những ảnh hưởng và phương pháp điều trị
- 22/02/2022 | Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình?
1. Răng hàm - chức năng và đặc điểm cơ bản
1.1. Răng hàm là răng nào?
Bộ răng vĩnh viễn của người trưởng thành thường có 32 chiếc chia đều ở hai hàm trên và dưới. Răng hàm là các răng mọc trong cùng của cung hàm, bảo vệ cho bộ nhai và xương hàm.
Vị trí của răng hàm trên cung răng
1/4 hàm sẽ có hai răng hàm nhỏ ở vị trí số 4, 5 và 3 răng hàm lớn ở vị trí số 6, 7, 8. Các răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai là các răng vĩnh viễn mọc lên thay cho răng hàm sữa. Các răng hàm lớn là răng vĩnh viễn tự mọc không qua quá trình thay răng sữa.
Nói dễ hiểu thì răng hàm gồm có răng hàm nhỏ và răng hàm lớn, ở vị trí từ 4 đến 8. Một người trưởng thành bình thường có 20 răng hàm và răng ở vị trí số 6, 7 là hai răng vĩnh viễn cần được chăm sóc cẩn thận để tránh bị sâu hoặc bị tổn thương, gây ra nhiều hệ lụy cho cung hàm.
1.2. Cấu tạo của răng hàm
Răng hàm gồm các phần giống như các răng bình thường khác:
- Men răng: bao phủ thân răng, không chứa dây thần kinh, gồm 96% chất vô cơ.
- Ngà răng: là lớp trong của men răng, chứa buồng tủy và ống tủy, thành phần chính là chất vô cơ (70%) còn lại là nước và chất hữu cơ.
- Tủy răng: chứa dây thần kinh, mạch máu,...
Cấu tạo cơ bản của răng hàm
1.3. Chức năng của răng hàm
- Nghiền nhỏ thức ăn để giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh và dễ hơn.
- Bảo vệ xương hàm, giúp cho cấu trúc khuôn mặt cân đối và hài hòa.
- Việc phát âm sẽ tròn vành và rõ chữ khi giữa các răng hàm không có khoảng trống lớn.
2. Răng hàm có tự thay không?
Răng hàm có trường hợp tự thay nhưng cũng có trường hợp không thể tự thay. Cụ thể như sau:
- Răng hàm có tự thay
Đây là răng hàm nằm ở bộ răng sữa đã mọc trước đó và đến tuổi thay răng sẽ rụng đi để cho răng mới nhô lên. Răng hàm lớn số 1 và 2 ở cả 2 hàm răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn khi đến độ tuổi 10 - 12. Những chiếc răng hàm có thể này khi thay thành răng vĩnh viễn được gọi là răng tiền hàm.
- Răng hàm không thể tự thay
Là những chiếc răng hàm lớn số 3 (răng hàm số 6, 7 của bộ răng vĩnh viễn). Đây là những chiếc răng vĩnh viễn tự mọc không qua quá trình thay răng sữa nên nó cần được bảo vệ cẩn thận. Từ 13 tuổi trở đi, những chiếc răng hàm này sẽ mọc lên để đảm nhận vai trò quan trọng nhất trong việc nhai.
3. Sâu răng hàm - nguyên nhân và cách xử lý
3.1. Tại sao răng hàm dễ bị sâu?
Răng hàm phải tiếp xúc thường xuyên với thức ăn trong khi chúng lại nằm ở bên trong và trên bề mặt lại có các rãnh lõm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công, men răng dễ bị phá hủy. Đây chính là lý do khiến cho nhiều người bị sâu răng hàm.
Răng hàm dễ bị sâu do nhiều nguyên nhân khác nhau
Cũng do nằm khuất bên trong nên khi răng hàm bị sâu rất khó phát hiện sớm. Mãi đến khi các dấu hiệu sâu răng đã trở nên rõ ràng hay bị đau nhức khi thì nhiều người mới phát hiện ra sâu răng và lúc đó mức độ sâu đã khá nặng.
3.2. Răng hàm bị sâu - xử lý thế nào?
Sâu răng hàm gây ra cảm giác đau đớn vô cùng dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm suy giảm sức khỏe. Do đảm nhận vai trò nhai nghiền thức ăn chủ chốt nên khi răng hàm bị sâu, thức ăn sẽ bị giắt lại gây khó chịu bên trong miệng.
Trường hợp sâu răng làm lớp men răng bị mất đi nhiều thì lực nhai của răng giảm, không thể ăn được món dai, cứng; răng bị ê buốt, đau nhức triền miên. Điều trị sâu răng hàm muộn dễ khiến cho các răng lân cận bị lây sâu răng. Răng bị sâu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và dễ gặp biến chứng nguy hiểm.
Nhổ bỏ răng hàm bị sâu hay không phụ thuộc vào tình trạng sâu của từng người. Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa vẫn ưu tiên điều trị giữ lại răng hàm vì chỉ cần thiếu đi một chiếc răng hàm thì đều giảm chức năng nhai.
- Điều trị bảo tồn răng hàm sâu
+ Áp dụng với trường hợp phát hiện ra sâu răng sớm và mức độ sâu chỉ mới dừng ở men răng.
+ Làm sạch và trám hoặc hàn răng để xử lý ổ sâu.
+ Nếu răng hàm sâu vào phần tủy nhưng chưa ảnh hưởng sâu tới chân răng, ngà còn nguyên sẽ điều trị tủy và trám cho đầy thân răng, giúp đảm bảo một phần chức năng ăn nhai. Hoặc bác sĩ cũng có thể bọc sứ răng hàm bị sâu để điều trị bảo tồn.
- Trường hợp răng hàm bị sâu cần nhổ bỏ
Nếu tình trạng viêm, sâu răng hàm nghiêm trọng sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ. Đây là những trường hợp răng sâu làm kích thích tủy răng, có nguy cơ vi khuẩn tấn công chân răng và ăn sâu vào trong xương hàm. Ngoài ra, nếu bị sâu cụt phần chân răng, viêm nha chu, vừa sâu răng vừa tụt lợi,... thì bác sĩ sẽ nhổ toàn bộ răng hàm bị sâu.
Khi đã điều trị xong phần răng hàm bị sâu cần chú ý giữ gìn răng miệng thật sạch để bảo vệ và tránh tái phát sâu răng. Đặc biệt, những trường hợp răng hàm đã rút tủy tuy đã được trám răng hay bọc sứ thì về lâu dài răng vẫn giảm độ bền và độ cứng, không còn tủy nuôi dưỡng nên dễ bị vỡ. Khi nhai đồ cứng cần nhai đồng đều răng hoặc tốt hơn là không nên nhai đồ quá cứng để bảo tồn răng.
Những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về răng hàm và cách xử trí khi chẳng may chiếc răng này bị sâu. Răng hàm đảm nhận chức năng rất quan trọng và là răng vĩnh viễn nên hãy cố gắng thăm khám nha khoa định kỳ để được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!