Các tin tức tại MEDlatec
Sau mổ trĩ bao lâu thì đi xe máy được và cách chăm sóc để vết mổ mau lành?
- 16/07/2024 | 5 PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT CẮT TRĨ PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
- 29/02/2024 | Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách nào an toàn và hiệu quả?
- 26/05/2025 | Hướng dẫn các bước thực hiện 4 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ tại nhà
1. Khái quát về chỉ định và phương pháp mổ trĩ
1.1. Khi nào cần mổ trĩ?
Búi trĩ hình thành khi các mạch máu ở hậu môn bị giãn nở quá mức gây ứ máu. Phẫu thuật điều trị trĩ là phương pháp điều trị thường được bác sĩ đề nghị khi điều trị nội khoa không còn hiệu quả, người bệnh thuộc các trường hợp:
- Trĩ độ 3 hoặc độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, không thể tự co lại, gây chảy máu, đau đớn khi đi lại hoặc ngồi.
- Chảy máu kéo dài: Khiến người bệnh có triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi, sức khỏe bị ảnh hưởng.
- Búi trĩ bị tắc mạch, hoại tử: Gây đau dữ dội, sưng viêm nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Gặp phải biến chứng như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, nhiễm trùng lan rộng.
Bệnh nhân mổ trĩ sau khi đã điều trị nội khoa nhiều lần nhưng không hiệu quả
1.2. Phương pháp mổ trĩ
Tùy vào tình trạng bệnh và lựa chọn của bệnh nhân mà quá trình mổ trĩ sẽ được thực hiện theo một trong các cách sau:
- Khoanh niêm mạc: Phần niêm mạc và lớp dưới niêm mạc của hậu môn bị cắt bỏ sau đó bác sĩ sẽ kéo niêm mạc phía trên xuống để khâu vào da ở hậu môn.
- Mổ trĩ bằng sóng cao tần HCPT: Loại bỏ búi trĩ bằng sóng điện từ cao tần.
- Mổ trĩ bằng PPH: Sử dụng máy PPH kẹp vào niêm mạc trực tràng rồi loại bỏ búi trĩ.
- Mổ trĩ bằng phương pháp Longo: Sử dụng máy khâu để khâu quanh vùng trĩ nhằm hạn chế lượng máu đi tới búi trĩ, khiến búi trĩ mất đi nguồn cung cấp dinh dưỡng nên sẽ tự tiêu hủy.
- Mổ trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan: Cắt bỏ búi trĩ sau đó tiến hành khâu các lớp niêm mạc lại để giảm thiểu tổn thương bề mặt của ống hậu môn.
2. Bệnh nhân sau mổ trĩ bao lâu thì đi xe máy được?
2.1. Tại sao sau mổ trĩ bệnh nhân không nên đi xe máy quá sớm?
Sở dĩ nhiều người băn khoăn sau mổ trĩ bao lâu thì đi xe máy được là vì đi xe máy đòi hỏi người bệnh phải ngồi lâu, di chuyển nhiều. Điều này có thể gây:
- Tăng áp lực lên vùng hậu môn.
- Cọ xát vết mổ, gây đau dữ dội, khiến vết thương lâu lành.
- Tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng.
- Làm tái phát trĩ hoặc gây đau nhức dữ dội.
2.2. Sau mổ trĩ, khi nào bệnh nhân đi xe máy được?
Sau khi mổ trĩ, người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi để vết mổ lành hoàn toàn. Bệnh nhân sau mổ trĩ bao lâu thì đi xe máy được phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Phương pháp phẫu thuật:
Mổ trĩ bằng phương pháp truyền thống thường lâu hồi phục vết mổ hơn (khoảng 4 - 6 tuần). Mổ trĩ bằng phương pháp hiện đại thời gian hồi phục nhanh hơn (khoảng 2 tuần).
- Cách chăm sóc sau mổ:
Nếu vết mổ được chăm sóc đúng cách sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng, thời gian lành vết mổ được rút ngắn, người bệnh cũng sớm có khả năng trở về sinh hoạt bình thường trong đó có khả năng đi xe máy.
Người bệnh có thể cân nhắc việc đi xe máy trở lại khi có những dấu hiệu sau:
- Không còn đau nhức khi ngồi lâu.
- Vết mổ đã khô, không tiết dịch hay chảy máu.
- Đại tiện bình thường, không rặn mạnh.
- Không còn cảm giác sưng tấy hoặc khó chịu ở vùng hậu môn.
Tuy nhiên, ngay cả khi có những dấu hiệu hồi phục này, người bệnh vẫn nên tái khám để bác sĩ đánh giá khả năng hồi phục và có câu trả lời sau mổ trĩ bao lâu thì đi xe máy được.
Bệnh nhân tái khám và được bác sĩ tư vấn sau mổ trĩ bao lâu thì đi xe máy được
2.3. Lưu ý khi đi xe máy sau mổ trĩ
Khi bắt đầu đi xe máy trở lại sau phẫu thuật trĩ, người bệnh nên lưu ý:
- Nên dùng thêm đệm ngồi mềm để giảm áp lực vùng hậu môn.
- Không nên ngồi xe quá 20 phút trong thời gian đầu.
- Di chuyển chậm, tránh đi vào đoạn đường gồ ghề hoặc có ổ gà.
- Ngồi thẳng lưng, không nghiêng người hoặc dồn trọng lượng về phía hậu môn.
3. Cách chăm sóc giúp vết mổ trĩ mau lành
Để tránh kéo dài thời gian lành vết mổ và nguy cơ nhiễm trùng, sau mổ trĩ, người bệnh nên chú ý:
- Sau khi đi đại tiện cần dùng nước ấm sạch để vệ sinh hậu môn. Tốt nhất nên ngâm hậu môn trong nước ấm pha muối loãng 5 - 10 phút, 2 - 3 lần/ngày theo các guideline phẫu thuật.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để tăng chất xơ và uống đủ 2 - 2.5 lít nước/ngày để tránh nguy cơ táo bón.
- Tránh ngồi, đứng một chỗ quá lâu và không làm việc nặng, bê vác hay leo cầu thang quá nhiều. Khi ngồi nên kê gối chữ U hoặc chữ C để giảm áp lực lên hậu môn.
Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn tái khám sau mổ trĩ 7 - 10 ngày để kiểm tra khả năng lành của vết mổ. Trường hợp vết mổ chưa lành, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách thức theo dõi, chăm sóc tại nhà cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Nếu đã được bác sĩ chỉ dẫn sau mổ trĩ bao lâu thì đi xe máy được, người bệnh nên làm theo, tuyệt đối không tự ý đi xe máy khi chưa được bác sĩ đồng ý để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
Ngoài ra, trong thời gian chăm sóc sau mổ trĩ, nếu có các dấu hiệu sau, người bệnh cũng cần tái khám ngay:
- Đau nhiều hơn sau khi di chuyển.
- Chảy máu bất thường ở hậu môn.
- Vết mổ sưng đỏ, có mùi hôi hoặc tiết dịch vàng.
- Sốt cao, mệt mỏi kéo dài.
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh trĩ
Như vậy, với câu hỏi: sau mổ trĩ bao lâu thì đi xe máy được, câu trả lời là khoảng thời gian này tùy thuộc vào phương pháp mổ và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tốt nhất, người bệnh hãy chờ tối thiểu 2 - 4 tuần cho vết thương lành hẳn rồi mới trở lại với việc đi xe máy. Người bệnh không nên quá nôn nóng về việc này để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Nếu nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh trĩ, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56. Qua thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá đúng tình trạng bệnh để có hướng điều trị tối ưu, giúp kiểm soát nguy cơ bệnh tiến triển.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!