Tin tức

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách nào an toàn và hiệu quả?

Ngày 20/03/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Bệnh trĩ ngoại xuất hiện khi xảy ra tình trạng sưng phồng đám mạch máu ở hậu môn, khiến người bệnh bị ngứa, đau và thậm chí chảy máu khi đại tiện. Chữa bệnh trĩ ngoại đúng cách từ giai đoạn đầu của bệnh vừa giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, vừa ngăn ngừa nguy cơ tiến triển nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về phương pháp chữa trị bệnh lý này.

1. Nhận diện triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại xuất hiện khi các đám mạch máu ở vùng hậu môn - trực tràng bị phình to. Bệnh lý này thường gây ra các triệu chứng đau đớn và không thoải mái cho người bệnh:

- Đau và ngứa: đau và ngứa ở vùng hậu môn là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ ngoại.

- Sưng hậu môn: hậu môn bị sưng phồng thành các cục bướu nhỏ khiến người bệnh bị đau và khó chịu ở hậu môn.

- Chảy máu: người bệnh đi đại tiện có máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh.

Mô phỏng quá trình tiến triển bệnh trĩ ngoại

Mô phỏng quá trình tiến triển bệnh trĩ ngoại

2. Các phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại an toàn

2.1. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong việc chữa bệnh trĩ ngoại. Vì thế, người mắc bệnh lý này nên:

- Chế độ ăn uống cân đối

Ăn uống giàu chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,... giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Mặt khác, hạn chế ăn đồ chiên nhiều dầu và thực phẩm chứa nhiều đường cũng giúp tránh tăng cân không kiểm soát và gây áp lực lên vùng hậu môn, khiến bệnh trĩ ngoại thêm trầm trọng

- Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn máu và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng. Các hoạt động như đi bộ, đạp xe, yoga,... đều có thể giúp giảm căng thẳng và áp lực trên các mạch máu ở vùng hậu môn.

- Kiểm soát cân nặng

Giảm cân khoa học với những người bị thừa cân là cách giảm áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng. Điều này không chỉ giảm nguy cơ tiến triển bệnh trĩ ngoại mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

- Tránh thói quen xấu

Những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng chất cay nóng,... nên cân nhắc ngưng hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này bởi chúng có thể thúc đẩy bệnh trĩ tiến triển nghiêm trọng.

- Chăm sóc vệ sinh cá nhân

Sử dụng giấy vệ sinh mềm và lau nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện sẽ giúp hạn chế tổn thương cho vùng hậu môn, làm bệnh trĩ thêm trầm trọng.

- Tắm nước ấm

Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 20 phút/lần, mỗi ngày 2 - 3 lần, nhất là sau khi đại tiện. Sau đó, dùng khăn hoặc vải mềm thấm khô hậu môn.

- Ngồi xổm khi đi vệ sinh

Không phải ai cũng biết đây là cách hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại khá hiệu quả. Đây là tư thế đi vệ sinh rất tốt cho người mắc bệnh lý này bởi nó giúp cho phân được đẩy ra khỏi trực tràng một cách dễ dàng hơn.

- Chọn mặc quần lót có chất liệu cotton: Mặc quần lót bằng vải cotton rộng sẽ giúp khu vực hậu môn thông thoáng, không gây áp lực lên búi trĩ, tránh làm bệnh trĩ nặng hơn.

Chế độ ăn giàu chất xơ góp phần hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Chế độ ăn giàu chất xơ góp phần hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả

2.2. Dùng thuốc Tây

Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc như:

- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen,...

- Thuốc co búi trĩ: Co Tripro, Hydrocortisone, Titanoreine,...

- Một số loại thuốc khác: thuốc làm mềm phân, thuốc chống táo bón, thuốc giảm phù nề,...

Việc dùng thuốc Tây điều trị trĩ ngoại cần có sự chỉ định và tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, một số trường hợp ngoài việc điều trị bệnh lý này người bệnh cũng cần dùng thuốc điều trị bệnh lý liên quan như: thuốc kháng viêm, thuốc kháng viêm,...

2.3. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp chữa bệnh trĩ ngoại bằng các cách trên không hiệu quả, bệnh tiến triển nặng, búi trĩ sa ra ngoài không thể co vào thì cần can thiệp điều trị ngoại khoa. Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa đối với bệnh trĩ đang được áp dụng như: thắt dây thun, bằng phương pháp Longo,... 

Tuy nhiên, điều trị trĩ ngoại bằng can thiệp ngoại khoa thì thời gian hồi phục thường kéo dài, dễ bị đau đớn vì đây là vùng chứa nhiều cơ quan thụ cảm. Do đó, đối với bệnh lý này, trừ khi bệnh đã quá nghiêm trọng thì mới can thiệp bằng phẫu thuật ngoại khoa.

Phẫu thuật chữa bệnh trĩ ngoại cần tuân thủ nguyên tắc:

- Cắt bỏ lớp da phủ bên trên và lần lượt bỏ từng búi trĩ.

- Bảo tồn cơ thắt bên dưới búi trĩ.

Sau khi cắt bỏ búi trĩ cần khâu đóng vết thương cẩn thận để tránh để lại biến chứng.

Bệnh trĩ ngoại mức độ nặng có thể sẽ phải điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

Bệnh trĩ ngoại mức độ nặng có thể sẽ phải điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật

3. Một số phương pháp giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh trĩ ngoại

Bằng cách thực hiện một số phương pháp sau đây, người bệnh có thể kiểm soát sự tiến triển của bệnh trĩ ngoại:

- Duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ: ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường chất xơ, làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón khiến bệnh trĩ thêm trầm trọng.

- Duỗi thẳng lưng khi ngồi: điều này giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn và trực tràng - yếu tố tăng diễn tiến bệnh trĩ.

- Tránh tăng cân: duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng giúp giảm áp lực trên các mạch máu ở vùng hậu môn.

- Hạn chế thời gian ngồi hoặc đứng lâu: nếu công việc yêu cầu phải ngồi hoặc đứng lâu, hãy thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng để giảm áp lực lên vùng hậu môn.

- Uống nhiều nước: đảm bảo duy trì 2 lít nước/ngày giúp giữ cho phân có độ ẩm, tránh tình trạng táo bón.

- Tập thể dục đều đặn: tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ phát triển bệnh trĩ.

Sử dụng các sản phẩm đặc biệt: Có thể sử dụng các sản phẩm dùng ngoài da chứa các thành phần làm giảm đau và sưng, giúp giảm triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.

Chữa bệnh trĩ ngoại muốn hiệu quả cần có sự thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa để đánh giá đúng mức độ bệnh và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn đầu, nếu người bệnh có chế độ ăn uống, luyện tập khoa học và tuân thủ phác đồ của bác sĩ, bệnh trĩ ngoại có thể được kiểm soát tốt, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Chuyên khoa Ngoại - Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm; cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại; là địa chỉ uy tín trong khám chữa bệnh trĩ ngoại. Quý khách hàng nghi ngờ dấu hiệu bệnh trĩ có thể liên hệ đặt lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56 để được chẩn đoán đúng và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.