Các tin tức tại MEDlatec
Sau phẫu thuật nâng mũi ăn mì tôm được không? Nên ăn gì và kiêng thực phẩm nào?
- 07/11/2024 | Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?
- 05/12/2024 | Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không và cách để có dáng mũi đẹp lâu bền
- 18/12/2024 | Nâng mũi uống trà sữa được không? Lưu ý cách chăm sóc hỗ trợ việc phục hồi
1. Tác động của thực phẩm đối với phục hồi sau phẫu thuật nâng mũi
Thực phẩm có thể gây ra nhiều tác động đối với sự phục hồi vết thương sau phẫu thuật nâng mũi:
1.1. Ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương
Sau nâng mũi, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào, làm lành mô mềm và giảm viêm. Ngược lại, nếu sử dụng thực phẩm không lành mạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết, làm vết thương lâu lành hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục vết mổ của phẫu thuật nâng mũi
1.2. Nguy cơ viêm nhiễm hoặc dị ứng
Một số thực phẩm dễ gây viêm hoặc dị ứng như hải sản, đồ nếp hoặc thực phẩm chế biến sẵn,... khi ăn vào có thể gây sưng tấy, đau nhức vết thương trong thời gian dài. Nguyên nhân của tình trạng này là do thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, bột ngọt, dầu chiên đi chiên lại, ảnh hưởng không tốt đến quá trình làm lành vết thương.
1.3. Thay đổi kết quả phẫu thuật thẩm mỹ
Sau phẫu thuật nâng mũi nếu ăn nhiều thực phẩm giàu muối có thể gây tích nước trong cơ thể, làm vùng mũi bị phù nề kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng mũi khi được hồi phục.
Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm khó tiêu hóa hoặc gây khó chịu cho dạ dày có thể làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, làm chậm quá trình phục hồi vết thương sau mổ.
1.4. Nguy cơ để lại sẹo xấu hoặc gặp phải biến chứng
Một số thực phẩm nếu ăn sau phẫu thuật nâng mũi sẽ kích thích sản sinh mô sợi hoặc gây sưng viêm quá mức dẫn đến sẹo lồi, sẹo xấu. Với các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ nếu ăn nhiều cũng dễ tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da.
2. Sau khi phẫu thuật nâng mũi ăn mì tôm được không?
Mì tôm chứa thành phần tinh bột, dầu chiên,.... có thể tác động xấu đến quá trình mũi lành sau phẫu thuật. Các tác động có thể kể đến bao gồm:
2.1. Tăng sưng nề và chậm lành vết thương
Hàm lượng muối trong mì tôm rất cao, gây giữ nước trong cơ thể. Điều này khiến cho vùng mũi dễ bị phù nề kéo dài, làm chậm quá trình giảm sưng và lành vết thương.
Không những thế, dầu chiên trong mì tôm thường khó tiêu hóa và dễ gây viêm, khiến cơ thể mất thời gian xử lý viêm thay vì tập trung vào việc tái tạo tế bào nên vết thương chậm lành.
Ăn mì tôm sau phẫu thuật nâng mũi có nguy cơ tăng sưng nề, kích ứng vết thương
2.2. Tăng nguy cơ kích ứng hoặc nhiễm trùng
Thành phần phụ gia và chất bảo quản trong mì tôm có thể gây kích ứng cho người có cơ địa mẫn cảm. Ngoài ra, mì tôm chua cay kết hợp với thành phần phụ gia dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc đau nhức vết mổ sau phẫu thuật.
2.3. Thiếu dinh dưỡng cho quá trình hồi phục
Mì tôm không chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin và khoáng chất - thành phần quan trọng giúp cơ thể tái tạo mô và làm lành vết thương. Việc ăn mì tôm thường xuyên thay thế cho các bữa ăn dinh dưỡng sẽ làm vết thương lâu hồi phục.
Những tác động trên đây chính là cơ sở để bạn có được câu trả lời cho vấn đề sau nâng mũi ăn mì tôm được không. Nếu bạn thích ăn món ăn này, tốt nhất hãy đợi 1 tháng sau phẫu thuật, khi vết thương đã hồi phục. Khi ăn mì tôm, hãy ăn bắt đầu với hàm lượng ít và bổ sung thêm rau xanh, thịt nạc, trứng để tăng giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Những thực phẩm nên và không nên ăn sau nâng mũi
Như đã đề cập ở trên, chế độ ăn uống đúng cách sau phẫu thuật nâng mũi có vai trò quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và an toàn. Để tránh những tác động tiêu cực đến quá trình này, bạn nên chú ý:
3.1. Thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Bổ sung một số thực phẩm sau giúp cho quá trình lành vết thương diễn ra tốt hơn, giảm viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:
- Thực phẩm giàu protein thúc đẩy tái tạo mô, làm lành vết thương như thịt lợn nạc, thịt gà, trứng, đậu phụ,...
- Rau xanh và trái cây giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng nề, kích thích sản sinh collagen, làm lành da nhanh hơn như cải bó xôi, bí đỏ, cà rốt, cam, quýt, dứa,...
- Thực phẩm chống viêm, giảm sưng, giảm đau, kháng khuẩn như nghệ, gừng, tỏi,...
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cung cấp năng lượng hỗ trợ phục hồi vết thương như hạnh nhân, hạt chia, gạo lứt, yến mạch,...
Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết sau nâng mũi ăn mì tôm được không và cần tránh ăn thực phẩm nào
3.2. Thực phẩm cần tránh sau nâng mũi
Một số thực phẩm sau cần kiêng ăn sau phẫu thuật nâng mũi vì có thể làm chậm quá trình lành vết thương hoặc gây viêm nhiễm:- Thực phẩm nhiều muối gây giữ nước, kích ứng, sưng kéo dài như dưa muối, kim chi, đồ ăn nhanh,...
- Thực phẩm kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ viêm, chảy máu như mù tạt, ớt, tiêu, đồ chiên rán,...
- Thực phẩm dễ gây kích ứng, làm vết thương chậm lành hoặc để lại sẹo như tôm, cua, mực, trứng,...
Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích đối với quý khách hàng trong quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi. Những thông tin chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có câu trả lời chính xác cho vấn đề sau nâng mũi ăn mì tôm được không và các vấn đề cần kiêng kị giúp quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ, mục tiêu thẩm mỹ được đảm bảo tối đa.
Nếu gặp phải dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần kiểm tra, đánh giá đúng, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!