Các tin tức tại MEDlatec
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh như thế nào?
- 18/05/2021 | Sử dụng điện thoại trước khi ngủ và những tác hại khôn lường
- 03/11/2022 | Nên cho thai nhi nghe nhạc gì và nghe thế nào là đúng cách?
- 03/11/2022 | Bật mí 5 cách chọc thai nhi đạp giúp bé có phản xạ tốt hơn
1. Sóng điện thoại là gì, cơ chế hoạt động ra sao?
Sóng điện thoại là cụm từ được dùng để chỉ độ mạnh và điểm yếu của tín hiệu mà điện thoại nhận được. Đây là loại sóng điện từ được dùng để truyền thông tin nên cũng mang một số điểm tương đồng với sóng điện từ.
Sóng điện thoại là một dạng bức xạ điện từ
Cơ chế truyền dữ liệu của sóng điện thoại là sự chuyển đổi giữa tín hiệu âm thanh với tín hiệu tần số cao. Theo đó, giọng nói sẽ được truyền từ micro đến tai nghe của người ở phía bên kia thông qua sự chuyển đổi giữa hai loại tín hiệu này.
Trong quá trình hoạt động, điện thoại sẽ gửi các đoạn mã bằng dây xung vi ba ngắn liên tiếp với cường độ cao. Do các bức xạ phát ra không ngừng nên nói chuyện càng lâu thì máy càng nhanh nóng.
2. Sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh như thế nào?
2.1. Ảnh hưởng của sóng điện thoại tới thai nhi
Thực tế là đến nay chưa có bằng chứng nào đủ sức thuyết phục về sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi nếu sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu dùng điện thoại quá nhiều và thậm chí 24/7 thì điều này cũng không đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Bên cạnh đó cũng vẫn có một số nghiên cứu nhận thấy rằng môi trường chất lỏng của thai nhi có thể che chắn khỏi sóng vô tuyến tốt hơn trẻ sơ sinh. Cũng đã có ý kiến cho biết thai nhi rất dễ bị tổn thương nên nếu thường xuyên tiếp xúc với sóng điện thoại thì lớp vỏ bảo vệ bao quanh các tế bào thần kinh não có thể bị thoái hóa.
WHO cho biết rằng những nghiên cứu về phơi nhiễm từ trường ELF đã chỉ ra bằng chứng về phơi nhiễm từ trường có liên quan đến nguy cơ sảy thai và bệnh ung thư. Tuy các nhà nghiên cứu chưa hiểu một cách đầy đủ về ảnh hưởng của bức xạ ở mức độ thấp với ADN và tế bào nhưng họ đã nhận thấy sự tồn tại của mối quan hệ giữa bức xạ với rối loạn thần kinh hoặc sinh lý ở trẻ.
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi gây tăng động giảm chú ý nếu mẹ dùng 24/7
Cũng nói về sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi, nghiên cứu trên chuột được thực hiện bởi Đại học Yale - Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng bức xạ điện thoại ở thời kỳ mang thai có thể gây ra hội chứng tăng động giảm chú ý giai đoạn bào thai. Hội chứng này có liên quan đến các tác động ở vùng não có nhiệm vụ phát triển neuron quyết định hành vi nên thai nhi mắc hội chứng này khi chào đời dễ bị suy giảm khả năng học tập và giao tiếp gặp nhiều khó khăn.
2.2. Ảnh hưởng của sóng điện thoại tới trẻ sơ sinh
Tuy chưa có bất cứ khẳng định nào về sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trên phương diện phát triển trí não hay bệnh ung thư; nhưng điều đó không có nghĩa là nó an toàn 100% với đối tượng này. Thực tế hiện nay đang có rất ít các nghiên cứu đánh giá về tác động của sóng điện thoại lên chức năng nhận thức của trẻ sơ sinh. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện ở nhóm trẻ trên 10 tuổi và cũng chỉ dùng mô hình nhân tạo và động vật có kích thước tương tự với kích thước đầu trẻ em mà thôi.
So với trẻ lớn, trẻ sơ sinh có kích thước đầu nhỏ hơn, xương hộp sọ mỏng hơn nên hấp thụ nhiều bức xạ hơn. Do đó, số đông các nhà nghiên cứu tin rằng sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nhiều hơn, trên các phương diện như:
- Chậm phát triển và hay quấy khóc
Trẻ sơ sinh có kích thước não bộ chỉ bằng 1/4 người trưởng thành và đây cũng là giai đoạn có sự phát triển nhanh chóng của các tế bào não. Do đó, nếu trẻ phải thường xuyên tiếp xúc với sóng điện thoại có thể sẽ hay quấy khóc và chậm phát triển.
Tiếp xúc nhiều với sóng điện thoại có thể khiến trẻ sơ sinh quấy khóc thường xuyên
- Thị lực giảm sút
Khi mới chào đời, mắt của trẻ còn rất yếu nên khả năng chịu đựng cường độ ánh sáng mạnh kém. Nếu cho trẻ nhìn màn hình điện thoại quá sớm có thể gây ra các bệnh về mắt và bị giảm thị lực. Đặc biệt, nếu dùng đèn flash để chụp ảnh cho bé có thể khiến giác mạc bị tổn thương.
- Nguy cơ với bệnh ung thư
Nghiên cứu về tác động của sóng điện thoại được thực hiện trên chuột đã cho thấy rằng chuột tiếp xúc với với sóng điện thoại 9 tiếng/ ngày trong suốt 2 năm thì não của chúng sẽ có khối u.
2.3. Sử dụng điện thoại như thế nào cho an toàn?
Mặc dù sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh với nhiều vấn đề đáng lo ngại nhưng việc không dùng điện thoại trong xã hội hiện nay là gần như không thể bởi tính hữu dụng mà nó mang lại. Để bảo vệ sức khỏe của thai nhi và trẻ sơ sinh trước những hệ lụy đã nói đến ở trên, khi sử dụng điện thoại bạn nên lưu ý:
- Chỉ nên ưu tiên sử dụng điện thoại cho những tình huống cần thiết và khi gọi điện thoại không nên gọi quá lâu.
- Tránh để điện thoại trước ngực hay quá gần thai nhi cũng như trẻ sơ sinh để phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và tim mạch. Khoảng cách được xem là an toàn ở mức tối thiểu là 100cm và càng để xa thì ảnh hưởng của sóng điện thoại đến thai nhi và trẻ sơ sinh sẽ càng được giảm xuống.
- Nên gọi điện thoại vào thời điểm tín hiệu sóng mạnh nhất và cố gắng để cách xa não bộ càng nhiều càng tốt để giảm thiểu sự tác động của bức xạ được sinh ra trong quá trình gọi điện.
- Nên dùng tai nghe để nghe nhằm làm giảm tỷ lệ bức xạ tiếp xúc với cơ thể.
- Khi ngủ nên để điện thoại cách xa đầu để tránh tia bức xạ của sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.
Nói tóm lại, sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh cụ thể như thế nào đến nay vẫn chưa khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, để đề phòng những hệ lụy không tốt có thể xảy ra, tốt nhất mẹ bầu và các mẹ sữa nên cố gắng hạn chế dùng điện thoại.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!