Các tin tức tại MEDlatec
Tác dụng của loại chất béo có lợi HDL - C trong cơ thể là gì?
1. Chất béo HDL - Cholesterol là gì?
HDL - C là loại lipoprotein có trọng lượng phân tử cao trong cơ thể được tổng hợp tại gan. Lipoprotein bao gồm protein và chất béo. HDL - C được biết đến là loại chất béo có lợi cho cơ thể, do có tác dụng vận chuyển đi những cholesterol triglycerides và chất béo độc hại khác, làm giảm tích tụ cholesterol trong các mô và mạch máu.
HDL - C vận chuyển những chất có hại này đến nhà máy đào thải chất độc của cơ thể, đó là gan. Tại gan, các loại cholesterol dư thừa và có hại này được chuyển hóa thành các chất khác và đào thải ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những người có chỉ số HDL - C cao thì có thể giảm các nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não.
Ảnh 1: Cholesterol tốt HDL và cholesterol xấu LDL
2. Thực hiện xét nghiệm HDL - C trong trường hợp nào?
Xét nghiệm HDL - C thường được thực hiện sau khi kết quả xét nghiệm cholesterol ở mức cao. Đây là loại xét nghiệm ít khi được thực hiện một mình mà thường được làm cùng với các xét nghiệm khác, đó là cholesterol, LDL cholesterol và Triglyceride. Đây là những xét nghiệm liên quan đến tình trạng mỡ máu.
Thường thì trong các đợt khám sức khỏe định kỳ, các xét nghiệm này sẽ được thực hiện để sàng lọc các nguy cơ về tình trạng mỡ máu ở cơ thể. Tuy nhiên, với những trường hợp có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch thì sẽ cần xét nghiệm một cách thường xuyên hơn. Một số nguy cơ nguy hiểm đối với bệnh lý tim mạch, đó là:
- Hút thuốc lá, thuốc lào.
Ảnh 2: Hút thuốc gây hại cho sức khỏe
- Tuổi cao: nữ giới tứ 45 tuổi trở lên và nam giới từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.
- Người có các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì,…
- Bệnh tim tiềm tàng hoặc trước đây đã từng bị đau tim.
- Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh về tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 45 tuổi).
Thông thường ở độ tuổi 9 - 11 tuổi và 17 - 21 tuổi nên được thực hiện xét nghiệm ít nhất một lần để kiểm tra sức khỏe. Với những gia đình có bố mẹ có nồng độ cholesterol trong máu cao thì cũng nên thực hiện xét nghiệm này cho trẻ nhỏ từ khi dưới 9 tuổi.
Ở người có nồng độ HDL - C thấp và đang áp dụng các biện pháp nhằm tăng nồng độ chất béo này trong máu thì xét nghiệm được thực hiện để đánh giá hiệu quả, tiến triển sau khi thực hiện các biện pháp này.
3. Ý nghĩa xét nghiệm HDL - C là gì?
Bình thường, cơ thể có cơ chế tự điều hòa để đảm bảo nồng độ HDL - C ổn định ở nồng độ nhất định. Nồng độ trong máu ở nam giới thường ở khoảng 40 - 50 mg/dL (1.0 - 1.3 mmol/L); đối với nữ giới là khoảng 50 - 59 mg/dl (1.3 - 1.5 mmol/L).
Với chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, mạch máu về gan để chuyển hóa và đào thải khỏi cơ thể, HDL - C là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ gây xơ vữa động mạch, từ đó hạn chế được các tình huống đột ngột như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.
Ảnh 3: Hình ảnh xơ vữa mạch máu
Với những bệnh nhân có nồng độ HDL - C trong máu giảm dưới < 1.0 mmol/Lthì nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch sẽ cao hơn, do các cholesterol dư thừa không được vận chuyển hết về gan và có thể gây nên tình trạng xơ vữa động mạch.
Chỉ số này có thể thay đổi, được nâng cao lên nếu như bạn thay đổi lối sống một cách khoa học như bỏ hút thuốc (nếu như bạn hút thuốc), hạn chế lượng bia rượu đưa vào cơ thể, tăng cường vận động, tập thể dục thể thao,…
Trên thực tế, không phải cứ nồng độ HDL - C trong máu càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng thấp. Nếu như nồng độ này vượt quá 90 mg/dl thì điều đó lại trở thành nguy cơ gây bệnh. Cùng với đó, cần hiểu là việc đánh giá nguy cơ và tình trạng bệnh tim mạch không chỉ phụ thuộc vào chỉ số này mà cần xem xét cùng với các chỉ số khác để đưa ra nguy cơ chính xác nhất.
4. Nên lưu ý điều gì khi thực hiện xét nghiệm HDL - C?
Xét nghiệm HDL - C thường được làm cùng với các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng mỡ máu nói chung, vì vậy cần nhịn ăn khoảng 9 - 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm để có được kết quả chính xác. Khi đang mắc các bệnh lý cấp tính hoặc phụ nữ đang mang thai thì nồng độ HDL - C cũng sẽ thay đổi. Nên thực hiện xét nghiệm khi cơ thể khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý cấp tính, phụ nữ có thai không nên thực hiện xét nghiệm mà khuyến khích kiểm tra sau khi sinh ít nhất 6 tuần.
Những người mắc các bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường,… có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang lây lan mạnh mẽ, những người có các bệnh lý trên có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và thường để lại hậu quả nặng nề hơn nếu như nhiễm bệnh. Đây là thời điểm cần thiết để khám, sàng lọc các bệnh lý nền, xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình để có được biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gần 25 năm hoạt động trong lĩnh vực y khoa, luôn cung cấp tới cộng đồng những dịch vụ y tế thông minh và tiện lợi nhất. Với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, bạn chỉ cần gọi điện đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56 cung cấp các thông tin như tên tuổi, địa chỉ, lý do muốn xét nghiệm,… các cán bộ sẽ tới tận nơi lấy mẫu và chuyển về phòng xét nghiệm để phân tích.
Với hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hàng đầu cả nước cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, các mẫu sẽ được phân tích và trả kết quả một cách nhanh chóng và chính xác.
Hệ thống trang thiết bị xét nghiệm hàng đầu cả nước
Ngoài ra, khi có nhu cầu khám chữa bệnh, bạn có thể trực tiếp đến các cơ sở của bệnh viện để thăm khám. Bệnh viện áp dụng thanh toán bảo hiểm theo phân tuyến như quy định, đồng thời tiếp nhận Bảo lãnh viện phí cho khách hàng có thẻ của hơn 30 công ty bảo hiểm. Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để sử dụng các dịch vụ y tế thông minh, kiểm tra sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!