Các tin tức tại MEDlatec
Tất tần tật những điều cần biết về kỹ thuật siêu âm
- 20/01/2020 | Hỏi đáp: Siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
- 20/01/2020 | Siêu âm để làm gì? Những điều bạn chưa biết về siêu âm
- 21/01/2020 | Tìm hiểu ý nghĩa của kỹ thuật siêu âm noãn
- 20/01/2020 | Mục đích của việc siêu âm dị tật tim thai - Bạn biết chưa?
1. siêu âm là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về phương pháp khám bệnh này, các bạn cần nắm rõ khái niệm của nó là gì. Có nhiều định nghĩa khoa học và hàn lâm về thủ thuật này, nhưng để đơn giản hóa thì đây là kỹ thuật chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh hàng đầu hiện nay, cho phép các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Đây là một trong những phương pháp thăm khám bệnh không thể thiếu trong y học
Hiện nay, kỹ thuật thăm khám và chẩn đoán này vô cùng phát triển với sự đa dạng về công nghệ. Một số kiểu siêu âm phổ biến hiện nay gồm có:
Siêu âm 2 chiều (2D)
Hình thức này còn gọi là chẩn đoán hình ảnh kiểu B, mỗi sóng xung được ghi lại bằng một chấm sáng tùy theo cường độ của âm dội. Sự di chuyển của đầu dò trên da cho phép ghi lại các cấu trúc mô cơ quan bên trong cơ thể nằm trên mặt phẳng quét của chùm tia. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong các loại máy đen trắng xách tay hoặc phủ màu xách tay.
Siêu âm kiểu động (Dynamic)
Là một kiểu siêu âm hai chiều với tốc độ quét khá nhanh, tạo nên hình ảnh ứng với thời gian thực. Kỹ thuật này cho phép quan sát hình ảnh gần giống với kiểu B.
Các kỹ thuật siêu âm trong y học giúp bệnh nhân chẩn đoán bệnh chính xác hơn
Siêu âm Doppler
Đây là phương pháp dùng hiệu ứng Doppler để đo tốc độ tuần hoàn, xác định hướng dòng máu và đánh giá lưu lượng máu. Phương pháp Doppler thường áp dụng trong trường hợp cần phải siêu âm Doppler xuyên sọ, mạch cảnh và mạch máu chi dưới.
Siêu âm 3D
Trong thời gian gần đây, kỹ thuật này được ứng dụng khá rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực sản khoa. Đây là phương pháp tái tạo lại hình ảnh dựa trên kỹ thuật dựng hình máy tính.
Trong số các kỹ thuật nói trên thì Doppler hiện nay được sử dụng và nghiên cứu nhiều hơn cả bởi độ chính xác và tính ứng dụng cao.
2. Siêu âm được thực hiện như thế nào?
Phương pháp khám bệnh này có lẽ không còn xa lạ với nhiều người bởi đây là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi và triệt để trong quá trình thăm khám hiện nay. Dù áp dụng kỹ thuật nào thì cũng phải trải qua các bước tiến hành sau đây:
Chuẩn bị bệnh nhân
Người bệnh cần mặc đồ rộng rãi, thoáng mát và có thể phải cởi bỏ một phần trang phục tùy vào khu vực bạn cần khám. Một số bệnh nhân được chỉ định không ăn hoặc uống trong vòng 12 giờ trước khi khám, hoặc có thể yêu cầu bạn uống 5 ly nước trong vòng 2 giờ để bàng quang chứa đầy nước, giúp kết quả kiểm tra được chính xác hơn.
Các bước thực hiện
Hầu hết bệnh nhân đều được yêu cầu nằm ngửa trên bàn khám. Các bác sĩ sẽ bôi một chất gel trong suốt, vô trùng lên cơ thể với mục đích giúp đầu dò tiếp xúc với toàn bộ cơ thể, không để không khí lọt qua, chen vào giữa đầu dò và bệnh nhân. Tiếp đó, bác sĩ sẽ ấn đầu dò vào da bệnh nhân, di chuyển quanh vùng khám.
Thông thường các bác sĩ có thể nghiên cứu hình ảnh ngay trong quá trình khám, bệnh nhân có thể ra về ngay sau đó. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp khó như siêu âm Doppler mạch máu chi dưới thì các bác sĩ cần nghiên cứu thêm hình ảnh để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Hình ảnh đầu dò đã được bôi gel
Đối với một số kiểu siêu âm, đầu dò sẽ được đưa vào qua các lỗ tự nhiên của cơ thể như:
-
Tim qua ngã thực quản: đầu dò sẽ được đưa vào ống thực quản để quan sát hình ảnh của tim (siêu âm Doppler tim).
-
Thông qua trực tràng: đối với các bệnh nhân nam có vấn đề về tuyến tiền liệt, đầu dò sẽ được đưa qua ống trực tràng để quan sát.
-
Qua âm đạo: đầu dò được đưa vào cơ thể phụ nữ qua âm đạo để quan sát tử cung và buồng trứng. Phương pháp này được thực hiện đối với người phụ nữ đã có gia đình hoặc đã quan hệ tình dục.
3. Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp siêu âm
Ưu điểm
Đây là phương pháp được áp dụng gần như triệt để trong việc thăm khám bệnh hiện nay bởi các ưu điểm vượt trội sau đây:
- Hầu hết đều không gây đau đớn, không xâm lấn trực tiếp vào cơ thể (không cần tiêm thuốc, không phải dùng kim tiêm).
- Có thể sử dụng thường xuyên, áp dụng rộng rãi, chi phí đỡ tốn kém hơn so với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác.
- Không dùng tia xạ ion hóa trong khi thực hiện.
- Đối với việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến mô mềm, đây là phương pháp vượt trội hơn cả, thể hiện hình ảnh tốt hơn khi chụp X - quang.
- Đặc biệt, cách thức khám này không hề gây hại đến cơ thể, có thể lặp đi lặp lại ở mức độ cần thiết.
Bệnh nhân thoải mái khi siêu âm, không có tác hại đến cơ thể
Giới hạn
Sóng siêu âm bị cản trở bởi không khí hoặc hơi nên đây không là phương pháp lý tưởng để chẩn đoán cho các vấn đề gặp phải với đường ruột (tạng rỗng), những cơ quan bị ruột che khuất.
Khó có thể xuyên thấu được các hệ xương khớp, chỉ nhìn thấy được bề mặt ngoài của xương nên đối với các bệnh nhân yêu cầu chẩn đoán các bệnh về xương khớp thì không thể sử dụng phương pháp này để tiến hành chẩn đoán.
4. Siêu âm ở đâu tốt?
Hiện nay, hệ thống cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang sử dụng các thế hệ máy móc, thiết bị hiện đại nhất hiện nay, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh đa dạng của bệnh nhân, từ siêu âm thường, 2D, 3D đến Doppler. Các trang thiết bị đều có đầy đủ Option, đầu dò cho hình ảnh HD rõ nét, đánh giá chính xác tổn thương của các mô mềm trong cơ thể.
Với đội ngũ các bác sĩ, y tá giàu kinh nghiệm và y đức, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đảm bảo hỗ trợ tận tình bệnh nhân trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể để có thể đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ siêu âm và các dịch vụ thăm khám khác của chúng tôi, các bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!