Các tin tức tại MEDlatec

Tê một vùng da bị mất cảm giác là do đâu và làm sao để phục hồi?

Ngày 01/02/2024
Tê một vùng da bị mất cảm giác là một tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời quý bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu thêm trong bài phân tích dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ra chứng tê một vùng da bị mất cảm giác

Tê một vùng da bị mất cảm giác có thể là triệu chứng tạm thời nhưng nhiều khi nó lại xuất hiện lâu dài, tái phát mà người bệnh không rõ nguyên nhân. Tình trạng này xảy khi một số bộ phận trên cơ thể bị dị cảm một phần hay toàn bộ, hoặc là bị rối loạn cảm giác. Bên cạnh đó, vùng da này còn xuất hiện những biểu hiện như yếu cơ, đau nhói giống bị kim chích. Vị trí tê da thường là ở bàn chân, bàn tay, da mặt, đầu các ngón tay hoặc đầu ngón chân, đôi khi là bị toàn thân.

Nguyên nhân khiến một người bị tê một vùng da bị mất cảm giác khá đa dạng. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất thường sẽ là do: chèn ép đơn dây thần kinh, tổn thương tủy, nhồi máu não, hội chứng rễ thần kinh hay xuất huyết não,...

Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân gián tiếp khác khiến một vùng da bị tê bì và mất cảm giác đó là: hội chứng Wallenberg (hay hội chứng tủy bên), viêm tủy cắt ngang, bệnh rỗng tủy sống, hội chứng chèn ép khoang, các khối u,...

Tê một vùng da bị mất cảm giác là một tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và không hiếm gặp

Khi một hay nhiều vị trí bất kỳ nằm trên đường dẫn truyền cảm giác đi tới hệ thần kinh trung ương bị rối loạn chức năng sẽ khiến cho vùng da ở đó gặp phải tình trạng tê bì và mất cảm giác. Cơ chế phổ biến của hiện tượng này thường là: chèn ép dây thần kinh, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, do dùng thuốc, nhiễm phải chất độc, rối loạn thoái hóa mất myelin, bệnh do thoái hóa, rối loạn qua trung gian miễn dịch,...

2. Những ai dễ bị tê một vùng da bị mất cảm giác?

Tê một vùng da bị mất cảm giác có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhất là những trường hợp thuộc các đối tượng sau:

●       Phụ nữ sau sinh: triệu chứng thường gặp khi phụ nữ sau sinh mắc phải tình trạng này đó là tê buốt và mất cảm giác ở ngón tay, cảm thấy châm chích. Nhiều khi tê bì ở da còn lan xuống các vị trí như cẳng chân, mông và đùi khiến cho người phụ nữ đi lại khó khăn và đau nhức tăng lên.

●       Người lớn tuổi: sự lão hóa sẽ ngày càng gia tăng theo độ tuổi và làm giảm chức năng xương khớp, vì thế hệ cơ quan này rất dễ gặp phải hiện tượng tê bì

●       Người đang bị rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,... cũng có thể gây ra triệu chứng tê một vùng da bị mất cảm giác.

Tiểu đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê một vùng da bị mất cảm giác

Nhiều người có cùng một nỗi băn khoăn là triệu chứng tê một vùng da bị mất cảm giác có nguy hiểm không. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh thì ta sẽ thấy rằng tình trạng này có thể xuất phát do nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó để biết được mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này thì người bệnh cần phải đi khám để chẩn đoán được nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý đối với từng nguyên nhân gây bệnh.

3. Tê một vùng da bị mất cảm giác điều trị ra sao?

Phương pháp để khắc phục triệu chứng tê một vùng da bị mất cảm giác sẽ cần dựa trên nguyên nhân, cụ thể như sau:

●       Nếu tiểu đường là lý do dẫn đến tình trạng này: dùng thuốc điều trị tiểu đường và kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý.

●       Nguyên nhân là do bị chèn ép đơn dây thần kinh: châm cứu, nẹp cố định, chườm nóng, dùng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như thuốc Narcotics, thuốc kháng viêm không steroid,...

●       Nếu nguyên nhân là vì thoái hóa cột sống: điều trị với các thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, cùng với đó là các phương pháp bấm huyệt, xoa bóp và chườm nóng,...

Bên cạnh những biện pháp điều trị nêu trên, người bệnh cũng có thể phối kết hợp với chế độ dinh dưỡng và luyện tập sao cho hợp lý:

●       Massage: trước khi đi ngủ bạn nên massage vùng da bị tê từ 20 - 30 phút mỗi ngày.

●       Tập yoga: đây là một hình thức tập luyện lành mạnh vừa giúp thư giãn tinh thần vừa giúp kích thích cảm giác của các vùng da, chi, cơ xương khớp của cơ thể.

●       Đi bộ: có tác dụng làm tăng sự linh hoạt cho khớp gối, hạn chế nguy cơ cứng khớp, khắc phục chứng tê bì hoặc da bị mất cảm giác (nhất là ở vùng chi dưới). Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng, không nên đi quá lâu hoặc quá nhanh mà hãy duy trì tốc độ vừa phải.

●       Thực đơn ăn uống: chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện tình trạng tê một vùng da bị mất cảm giác. Trong đó người bệnh nên tăng cường 2 loại vitamin D và K có trong những thực phẩm như đậu nành, cải xoăn. Công dụng của vitamin D và K đó là hỗ trợ giảm đau, tăng cường sự dẻo dai và bảo vệ xương khớp, tăng tuần hoàn máu và kích thích cảm da ở vùng da tê bì.

Tập yoga có thể cải thiện triệu chứng mất cảm giác ở da hay các chi

Mong rằng những thông tin chia sẻ về tình trạng tê một vùng da bị mất cảm giác trong bài viết trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu chẳng may bạn đang gặp phải cảm giác này, triệu chứng lặp lại nhiều lần và kèm theo đó là những biểu hiện bất thường khác thì tốt hơn hết là bạn nên đi khám để được điều trị.

Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín có lượt khách hàng đăng ký khám và sử dụng dịch vụ y tế cao. Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, MEDLATEC còn khám chữa bệnh đa chuyên khoa như Da liễu, Sản khoa, Thần kinh, Tim mạch, Hô hấp, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Chuyên khoa Ngoại,... Đồng hành trong quá trình thăm khám là hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất khang trang giúp khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi khám chữa bệnh tại MEDLATEC.

Quý khách hàng có thể liên hệ ngay đến MEDLATEC qua hotline 1900565656 để đặt lịch khám.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.