Các tin tức tại MEDlatec
Thai trong thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?
- 05/10/2022 | Hiện tượng dây rốn bám màng và những ảnh hưởng tới thai nhi
- 15/09/2022 | Khi nào mẹ bầu phải thực hiện nội soi thai ngoài tử cung?
- 29/09/2022 | Sàng lọc quý 2 giúp phát hiện những vấn đề nào ở thai nhi?
1. Giải thích về tình trạng thai trong thai ở bà bầu
Thai trong thai hay còn được gọi là thai nhi trong bào thai là một hiện tượng bất thường trong quá trình mang thai của người phụ nữ. Qua đó, việc hình thành một khối mô giống như một bào thai bên trong cơ thể của bà bầu với tỷ lệ mắc là 1/500.000 ca sinh sản.
Thai nhi trong thai được xác định là còn sống khi mô thai chưa chết và bị loại bỏ. Do vậy, cuộc sống của thai trong tế bào thai giống như một khối u. Khi đó tế bào thai vẫn được tồn tại, chuyển hóa một cách bình thường. Nhưng vì có sự xuất hiện của thai trong thai nên sản phụ không có nước ối, màng ối và nhau thai.
Ngoài ra, khối thai ký sinh trong tế bào thai và được cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết từ thai nhi. Thai bên trong bào thai có ảnh hưởng trầm trọng về cấu trúc của thai. Chẳng hạn như việc không tồn tại chức năng bình thường của não, phổi, tim, hệ tiêu hóa, tiết niệu. Do đó, khối thai này sẽ mất khả năng sống sót nếu tách biệt khỏi ký chủ (tế bào thai nhi).
Thai trong thai còn có tác động xấu đến tính mạng của bà bầu và thai nhi
2. Nguồn gốc hình thành việc hình thành thai trong tế bào thai
Có hai giả thiết được đặt ra về nguyên nhân hình thành hiện tượng thai trong thai, cụ thể như sau:
-
Thứ nhất có thể thai ký sinh là bướu quái có khả năng biệt hóa cao giống thai dị dạng. Qua đó, chỉ có một số ít tế bào là có sự phát triển thành da và răng. Nghiên cứu về Y khoa hiện đại giúp phân biệt tình trạng bướu quái và thai trong thai dựa trên sự hình thành đốt sống.
-
Thứ hai đó là hiện tượng của sự thai đôi ký sinh tức là thai được ký sinh bên trong cơ thể song sinh của nó. Trong giai đoạn hình thành sớm của song thai đồng tử, hai thai có cùng bánh nhau thai. Khi đó, một thai sẽ cuộn lại và bao chung quanh thai còn lại. Thai khi được bao phủ sẽ trở thành ký sinh và sống dựa dẫm vào ký chủ. Thai ký sinh thông thường không có các chức năng quan trọng như não và thiếu cơ quan nội tạng. Do đó thai ký sinh không thể tồn tại được lâu, ký chủ sẽ nuôi thai ký sinh qua dây rốn nên nó thường chết trước khi thai nhi chào đời.
Tính đến năm 2020, Y văn thế giới đã ghi nhận hơn 100 trường hợp thai trong thai xảy ra. Đa số được phát hiện trong giai đoạn trước 18 tháng tuổi và vị trí của thai ký sinh nằm bên trong ổ bụng của thai ký chủ. Tuy nhiên, có trường hợp nằm tại vị trí khác của cơ thể, chẳng hạn như não trong một trường hợp tại Mỹ vào năm 2008.
Khi đó, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u có cả hai bàn chân, một bàn tay, một đùi cho bé. Việc chẩn đoán và điều trị tương đối đơn giản như là bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trước sinh bằng siêu âm, xét nghiệm X - quang, chụp CT, MRI. Nếu bạn gặp phải hiện tượng thai trong thai sẽ được phẫu thuật để tiến hành loại bỏ khối u ra bên ngoài cơ thể.
Thai trong thai sẽ gây bí tiểu, nặng hơn sẽ gây đau đớn, khó thở cho mẹ bầu
3. Nghiên cứu về tình trạng xuất hiện di chứng thai trong thai
Đã có một số khám phá, nghiên cứu về hiện tượng thai ký sinh bên trong tế bào thai vô cùng thú vị được tổng hợp chi tiết trong phần tiếp theo sau đây.
3.1. Thai trong thai không quá nguy hiểm
Về mặt kỹ thuật, thai ký sinh đa phần không gây thiệt hại nghiêm trọng đến cơ thể của ký chủ. Có thể xuất hiện ở vị trí cột sống, chân tay, ngực, bụng. Thai ký sinh về cơ bản có thể sinh sống đến hàng thập kỷ mà không hề gây nguy hiểm cho ký chủ, nếu trọng lượng nhỏ. Cũng có những trường hợp sống chung với cơ thể của ký chủ, không làm ảnh hưởng quá nghiêm trọng cho chủ ký sinh.
3.2. Đa phần thai ký sinh tồn tại ở bụng
Hầu như những trường hợp xuất hiện thai trong thai sẽ tồn tại phần lớn tại vùng bụng, đặc biệt sau khoang phúc mạc. Bụng là nơi phổ biến để thai ký sinh nhưng cũng có trường hợp thai xuất hiện tại vị trí khác mà bác sĩ có thể bỏ qua trong quá trình kiểm tra sức khỏe của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Thai ký đa phần tồn tại ở vùng bụng
Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra dạ dày và bụng kể cả những em bé vừa mới chào đời để xác định chắc chắn có gặp phải hiện tượng hiếm thai ký sinh hay không. Như đã đề cập, thai ký sinh có thể tồn tại ở những khu vực bao gồm cả trung thất (chứa tim, thực quản cùng cấu trúc khác). Điển hình là việc bé Sam Esquibel người Mỹ đã được chẩn đoán và kết luận hình thành thai bên trong thai khác không phải nằm ở bụng mà tại não.
3.3. Xuất hiện nhiều ở nam giới
Thai trong thai mặc dù là trường hợp hiếm gặp nhưng cũng ít khi gặp ở các bé gái mà đa phần là bắt gặp ở các bé trai. Đặc biệt tại vùng bụng hoặc bìu thường ký sinh chung trong tinh hoàn của ký chủ. Nếu em bé được sinh ra với bìu sưng to. Nếu được chẩn đoán là có sự xuất hiện của thai ký sinh, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ thai ký sinh để bé có cuộc sống bình thường. Từ đó không gây thiệt hại nặng nề về chức năng sinh sản khi bé trưởng thành.
4. Phòng tránh việc xuất hiện thai trong thai cho mẹ bầu
Khi bắt đầu quá trình thai nghén, phôi thai được chia thành 3 lá đó là: bên ngoài, bên trong và chính giữa. Mỗi một lá sẽ có những nhiệm vụ, chức năng để có thể chuyển hóa thành các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, do sự bất thường đến từ việc hình thành lá thai nên từ đó trong bụng của sản phụ xuất hiện khối u thai ký sinh. Từ đó có sự xuất hiện thai trong thai gây mà dẫn đến trong bụng có thêm răng, tóc, xương hoặc ngón tay,... từ khối u đó.
Do vậy, để đẩy lùi việc xuất hiện dị dạng thai ở bà bầu, các chuyên gia khuyên rằng trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ nên tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại từ việc bắn tia phóng xạ.
Mẹ bầu nên thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai
Bên cạnh đó, việc theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình mang thai, chẩn đoán trước sinh để kịp thời phát hiện ra tình trạng thai trong thai (nếu có) là điều hết sức quan trọng. Từ đó có thể giúp bảo đảm sức khỏe cho hai mẹ con, giúp con phát triển khỏe mạnh, bình thường sau này.
Để đăng ký khám thai, tiêm phòng hay sàng lọc trước sinh tại MEDLATEC, quý vị có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đến từ khoa Sản - Phụ khoa sẽ trực tiếp tư vấn, thăm khám và đưa ra những lời khuyên, kiến thức thai sản hữu ích cho bạn. Tổng đài chăm sóc khách hàng và đặt lịch khám: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!