Các tin tức tại MEDlatec
Tham khảo cách giảm đau vết mổ sau sinh hiệu quả
- 31/10/2024 | Vết mổ sau sinh bị ngứa: Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý
- 11/11/2024 | Cách phát hiện sớm và phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ sau sinh
- 28/11/2024 | Vết mổ sau sinh bị hở: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
1. Đau vết mổ sau sinh kéo dài bao lâu?
Khác với các mẹ sinh thường, mẹ sinh mổ thường phải lưu lại bệnh viện khoảng 3 - 4 ngày để được theo dõi và chăm sóc trực tiếp bởi y bác sĩ. Nếu không có biến chứng gì, 6 tuần nghỉ ngơi tại nhà sau sinh mổ là khoảng thời gian sức khỏe của mẹ sẽ dần hồi phục hoàn toàn.
Trên thực tế, thời gian hồi phục và mức độ đau vết mổ sau sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nguyên nhân là do thời gian để hết đau cũng như quá trình hồi phục của sản phụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
- Mức độ đau và tình trạng sức khỏe: Mỗi sản phụ có mức độ đau và khả năng hồi phục khác nhau;
- Lần mổ: Những mẹ sinh mổ lần thứ hai, thứ ba sẽ mất thời gian hồi phục lâu hơn, vì cơ thể phải chịu tác động từ những lần mổ trước đó;
- Khả năng chịu đựng: Khả năng chịu đau của mỗi người cũng tác động tới thời gian phục hồi. Những mẹ có sức chịu đựng tốt sẽ cảm thấy đỡ đau nhanh chóng, trong khi những mẹ chịu đau yếu sẽ cảm thấy cơn đau dai dẳng hơn;
- Chế độ chăm sóc vết thương: Việc chăm sóc vết mổ đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết mổ.
Mức độ đau vết mổ sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Như vậy, để giải đáp cho thắc mắc đau vết mổ sau sinh kéo dài bao lâu là không có thời điểm cụ thể, bởi thời gian phục hồi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong thực tế, có những mẹ cảm thấy vết mổ ngày càng đau trầm trọng, nhất là sau khi phẫu thuật khoảng 1 tuần nhưng cũng có những trường hợp mẹ đã hoàn toàn khỏe mạnh chỉ sau vài ngày.
2. Cách giảm đau vết mổ sau sinh hiệu quả
Để giảm đau vết mổ sau sinh mổ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Không ăn trước khi đánh hơi
Mẹ cần đợi khoảng 6 tiếng sau sinh khi có thể đánh hơi, lúc này nhu động ruột đã bắt đầu hoạt động trở lại. Khoảng 48 tiếng sau sinh, nhu động ruột sẽ dần phục hồi, và mẹ có thể ăn cơm nhẹ nhàng, nhớ không ăn quá no.
Nghỉ ngơi hợp lý
Trong 24 giờ đầu sau sinh, mẹ cần ưu tiên tuyệt đối cho việc nghỉ ngơi nhằm hỗ trợ giảm đau và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Mẹ không nên gồng người, đặc biệt là cơ bụng dưới, mà hãy thực hiện các bài thở sâu để giảm cơn đau. Đi tiểu khi có cảm giác buồn tiểu cũng rất quan trọng, vì nếu bàng quang đầy sẽ gây áp lực lên tử cung, dẫn đến các cơn co thắt và đau đớn.
Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu mức độ đau vết mổ sau sinh
Vận động sớm
Dù cần nghỉ ngơi, nhưng mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình hồi phục. Các động tác như tập ngồi, tập đi, hoặc đơn giản là buông lỏng hai chân xuống giường có thể giúp khí huyết lưu thông, giảm tụ máu và giảm đau hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu mẹ cảm thấy cơn đau quá mức, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Bác sĩ sẽ kê đơn dựa trên tình trạng cụ thể của mẹ và lựa chọn loại thuốc không gây tác dụng phụ. Ngoài thuốc, gây tê ngoài màng cứng cũng là một phương pháp giúp giảm đau hiệu quả, không những giảm đau mà còn giúp mẹ kiểm soát tâm lý và ít tác dụng phụ.
3. Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ sao cho khoa học?
Để giúp mẹ hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng sau hậu phẫu, cần áp dụng một số các phương pháp chăm sóc sau đây:
Chăm sóc vết mổ sau sinh mổ
Trong tuần đầu tiên sau sinh, sản phụ cần đặc biệt chú ý việc vệ sinh vết mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc co hồi tử cung để giúp mẹ phục hồi nhanh chóng. Sau khoảng 2 tuần, vết mổ sẽ khô lại. Nếu bác sĩ sử dụng chỉ không tự tiêu, mẹ sẽ cần đến bệnh viện để cắt chỉ.
Chế độ dinh dưỡng
Mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng trong thời gian hậu phẫu để đảm bảo sức khỏe và phục hồi tốt nhất. Thức ăn dạng lỏng như cháo, canh nên được ưu tiên sử dụng trong 48 giờ đầu sau sinh. Trong các ngày tiếp theo, mẹ có thể ăn bình thường nhưng vẫn nên ưu tiên các thực phẩm bổ dưỡng như canxi, đạm, vitamin và các vi lượng như sắt, kẽm, đồng.
Ngoài ra, mẹ cần uống đủ nước để cung cấp đủ sữa cho con bú và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc làm sẹo lồi như thịt gà, hải sản, rau muống và các món ăn có thể làm vết mổ lâu lành.
Ưu tiên cho con bú
Trong vòng 1 giờ sau sinh, nếu sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú bình thường. Nếu sinh mổ bằng phương pháp gây mê toàn thân, mẹ có thể cho con bú sau khoảng 6 giờ. Sữa non của mẹ rất giàu dinh dưỡng và kháng thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển cho trẻ, bên cạnh đó, việc cho con bú sớm giúp tử cung của mẹ co hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.
Cho con bú càng sớm càng tốt
Vệ sinh cá nhân sau sinh
Mẹ cần duy trì thói quen vệ sinh cá nhân bình thường, như đánh răng và rửa mặt, nhưng cần lưu ý sử dụng nước ấm và bàn chải mềm để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong 10 ngày đầu sau sinh, mẹ nên lau người bằng khăn mềm với nước ấm để tránh làm ướt vết mổ và tránh gây nhiễm trùng. Sau đó, mẹ có thể tắm rửa bình thường, nhưng cần tắm nhanh và tránh để vết mổ tiếp xúc với nước quá lâu. Đặc biệt, cần tắm trong phòng kín gió để tránh nhiễm lạnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn về cách làm giảm đau vết mổ sau sinh sản phụ có thể tham khảo. Mọi thắc mắc cần tư vấn và hỗ trợ, chị em vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!