Các tin tức tại MEDlatec
Thông tin cơ bản về kỹ thuật siêu âm polyp túi mật
- 30/10/2015 | Ung thư túi mật
- 24/01/2015 | Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn túi mật
- 03/05/2015 | Phát hiện ca bệnh u túi mật từ đau vùng thượng vị
- 21/08/2015 | Những biến chứng nguy hiểm do viêm túi mật cấp
- 12/12/2014 | Bí quyết tránh các bệnh về túi mật
1. Tìm hiểu về polyp túi mật
polyp túi mật là gì?
Polyp túi mật hay còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến túi mật, là sự phát triển bất thường của các tế bào nhô ra từ lớp niêm mạc bên trong của túi mật. Bệnh được chia làm 2 loại chính, đó là polyp lành tính và polyp ác tính. Nhưng đa phần các polyp túi mật đều lành tính, chỉ chứa các khối cholesterol được tích tụ chứ không phải là các tế bào ung thư. Tuy nhiên vẫn có những polyp có nguy cơ chuyển thành ung thư túi mật, rất khó chữa trị dù tỷ lệ này thấp.
Theo khảo sát thì kích thước của polyp túi mật rất phong phú, to nhỏ khác nhau. Khi polyp túi mật càng lớn thì nguy cơ ung thư túi mật càng cao. Còn đối với các polyp túi mật nhỏ thì khả năng phát triển thành ung thư thấp hơn.
Đa số các trường hợp bệnh nhân bị bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt. Do vậy đa phần bệnh được phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khám vì các lý do khác. Chỉ có một số ít là có dấu hiệu nhận biết nhưng cũng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: đau quặn giống như sỏi mật, đau tức dưới sườn phải, đau vùng trên rốn hoặc nôn, nôn ói, chậm tiêu, đặc biệt là khi ăn đồ nhiều chất béo.
Polyp túi mật không có biểu hiện rõ rệt, vì thế rất khó nhận biết
Nguyên nhân gây ra polyp túi mật
Có nhiều yếu tố liên quan đến việc hình thành polyp túi mật như: chức năng của gan mật kém, người béo phì, mỡ máu cao, nồng độ đường máu cao, thói quen ăn uống không điều độ, nhiễm virus viêm gan,…
2. Siêu âm phát hiện polyp túi mật
Như đã nói ở trên, polyp túi mật là bệnh không có dấu hiệu và biểu hiện cụ thể, đa số chỉ phát hiện tình cờ. Lúc này, để biết mình có bị bệnh hay không thì cần Siêu âm polyp túi mật.
Siêu âm là phương pháp đơn giản và được thực hiện thường quy nhất khi muốn phát hiện bệnh nhân có bị polyp túi mật hay không. Việc chẩn đoán polyp túi mật bằng siêu âm giúp bác sĩ có thể nhìn thấy được những hình ảnh polyp, vị trí, kích thước cũng như đánh giá mức độ nguy hiểm chúng. Ngoài ra siêu âm còn giúp theo dõi sự tiến triển của các polyp, từ đó đưa ra cách điều trị thích hợp.
Bệnh nhân thường được căn dặn nhịn ăn uống trước khi siêu âm để hình ảnh polyp túi mật sẽ được nhìn thấy rất rõ. Nếu ăn no trước khi thực hiện sẽ khiến bác sĩ rất khó để quan sát hình ảnh polyp bởi lúc này túi mật co nhỏ lại do đã tiết dịch mật xuống đường tiêu hóa.
Siêu âm polyp túi mật cho tỷ lệ chẩn đoán chính xác lên đến trên 90%. Do vậy nếu muốn biết mình có polyp túi mật hay không thì đây là phương pháp phù hợp. Tuy nhiên siêu âm lại không thể phân biệt được đó là polyp lành tính hay ác tính, vì thế để chính xác hơn bác sĩ có thể dựa vào nhiều kỹ thuật khác để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
Hình ảnh siêu âm túi mật
Ngoài ra, có nhiều trường hợp siêu âm polyp túi mật mỗi lần lại cho kết quả khác nhau. Sự thay đổi đó là do diễn biến của bệnh và siêu âm quan sát túi mật lúc ăn no sẽ khác so với lúc đói, vì thế mà có sự dao động về kích thước của polyp.
Ngoài siêu âm thì bác sĩ sẽ đo kích thước của các polyp túi mật và dựa vào những tiêu chuẩn dưới đây để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn ung thư:
-
Polyp lớn hơn 1cm, đặc biệt là các polyp lớn hơn 1,5 cm khả năng phát triển thành ung thư lên đến 46 - 70%.
-
Polyp có hình dáng xù xì, chân lan rộng và không nhìn thấy cuống cũng là một trong những tiêu chuẩn vàng để đánh giá nguy cơ polyp ác tính.
-
Polyp tăng nhanh cả về số lượng và kích thước.
3. Cách điều trị polyp túi mật
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị polyp túi mật và polyp này cũng không thể tự biến mất. Tuy nhiên có một số dạng polyp có thể teo nhỏ lại nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý như polyp viêm, polyp cholesterol. Dưới đây là một số cách điều trị polyp túi mật bạn có thể tham khảo:
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý:
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới việc polyp phát triển, vì thế để đảm bảo bạn nên thực hiện cho mình chế độ ăn uống hợp lý.
-
Người bị polyp túi mật nên ăn các “chất béo tốt” có nguồn gốc từ thực vật như dầu hạt cải, dầu hướng dương,… thay vì các chất béo từ mỡ động vật. Tăng cường ăn các loại rau xanh, củ quả tốt cho sức khỏe để bổ sung chất xơ, giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng.
-
Người bị polyp túi mật nên kiêng ăn da các loại gia cầm như gà, ngan, vịt cùng nội tạng động vật bởi các thực phẩm này chứa hàm lượng cholesterol cao, khiến kích thước polyp tăng và triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
siêu âm polyp túi mật định kỳ
Siêu âm Polyp túi mật định kỳ giúp kiểm soát kích thước cũng như theo dõi sự phát triển của polyp.
-
Nếu polyp có kích thước nhỏ hơn 6cm sẽ định kỳ tái khám sức khỏe từ 6-9 tháng/lần.
-
Nếu polyp có kích thước lớn hơn từ 6 - 9 cm sẽ định kỳ tái khám khoảng 3 tháng/lần.
Phẫu thuật cắt túi mật
Khi polyp túi mật lớn hơn 1 cm, hoặc kích thước của các polyp tăng nhanh với số lượng nhiều, chân polyp lan rộng, hình không đều đặn, đa polyp thì bạn nên thực hiện cắt túi mật để tránh trường hợp rủi ro, polyp phát triển thành ung thư.
Nếu polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật
Polyp túi mật thường phát triển một cách thầm lặng, khó phát hiện. Do vậy bạn nên đi siêu âm polyp túi mật để có thể kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ qua tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!