Các tin tức tại MEDlatec
Thực phẩm “sạch” liệu có an toàn?
Đáp ứng nhu cầu “thực phẩm sạch” của người tiêu dùng, nhiều cơ sở kinh doanh đã gắn mác “sạch”, “an toàn” cho hàng hóa. Nhưng thực phẩm “sạch” có thực sự an toàn?
Loạn thực phẩm “sạch”
Nhằm đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bữa ăn, các bà nội trợ đang ráo riết tìm mua nguồn thực phẩm “sạch”. Thực phẩm gắn mác “sạch” nhanh chóng lên ngôi.
Từ gạo, rau, thịt, trứng,…đều gắn vào chữ sạch; thậm chí cà phê, sữa, nước mía vỉa hè cũng phải có từ “sạch” đi kèm để câu khách hàng và lợi dụng tâm lý khách hàng. Đương nhiên, chỉ cần được gắn mác “sạch” là mặt hàng đó có giá cao hơn 30-40%, thậm chí gấp đôi, gấp ba, so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Với mặt hàng gạo, tại các siêu thị, một số thương hiệu gạo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được bày bán khá phổ biến với giá từ 24.000-32.000 đồng/kg. Trong khi, các sạp chợ, đại lý gạo, người bán cũng đua nhau giới thiệu các loại gạo “sạch” (gạo đựng trong bao lớn, khách mua bao nhiêu cân bán bấy nhiêu) với giá chỉ 17.000-18.000 đồng/kg. Rau “sạch”, trứng “sạch” cũng tương tự.
Nguồn gốc thực phẩm “sạch”
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất trứng khá lớn tại TP.HCM tiết lộ, mức độ “sạch” của trứng “sạch” hiện chỉ dừng lại ở việc xử lý trứng qua hệ thống máy móc để làm sạch vỏ ngoài của trứng, còn việc kiểm soát trứng từ chất lượng đầu vàothì chưa làm được.
Cách đây vài tháng, dư luận cũng xôn xao khi có thông tin các sản phẩm rau an toàn ở siêu thị Le’s Mart, Minh Hoa, Citimart,…đều là những rau củ quả không rõ nguồn gốc.Theo nhận định của ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM, mô hình trồng trọt chăn nuôi nhỏ lẻ mang tính hộ gia đình còn phổ biến, chúng ta chưa phát triển và mở rộng được mô hình trang trại rộng lớn có khả năng cung cấp nguồn hàng hóa ổn định nên chưa xây dựng được một hệ thống sản xuất và tiêu dùng thực phẩm mang tính khoa học, hiện đại.
Cung ít, cầu nhiều, nên việc trà trộn thực phẩm chưa qua kiểm duyệt, giả mạo thành thực phẩm sạch, hay doanh nghiệp tự gắn nhãn “sạch” cho thực phẩm chưa sạch để đội giá, kiếm lời, vẫn là một thực tế đang xảy ra.
Phạt nặng nếu vi phạm
Tiến sĩ Trần Quang Trung, Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, theo nghị định này, mức phạt tiền tối đa cho hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với cá nhân là 100 triệu đồng và 200 triệu đồng đối với tổ chức, doanh nghiệp. "Mức phạt này cao gấp nhiều lần so với Nghị định 91 được ban hành trước đó”.
Đối với những hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng, Nghị định 178 không quy định mức tiền phạt tối đa mà theo giá trị hàng hóa vi phạm và có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan pháp luật để điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự.Chi cục trưởng thuộc các Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm. Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc các bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương có chức năng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, việc lựa chọn thực phẩm sạch là một việc khá quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nhưng quan trọng hơn, người dân hiểu biết về thực phẩm còn khá hạn chế. Vì thế, lựa chọn thực phẩm theo trào lưu. Việc thay đổi thói quen thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm là cả một quá trình rất dài. Và đương nhiên, người tiêu dùng cần thông minh hơn trong lựa chọn thực phẩm “sạch”.
Nguồn: dinhduong.com.vn
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!