Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc súc họng có tác dụng gì? Dùng trong bao lâu là hợp lý?
- 01/05/2024 | Súc họng betadine: hiểu để sử dụng hiệu quả
- 01/08/2023 | Nước súc họng dùng như thế nào mới hiệu quả?
- 01/05/2024 | Medoral súc họng: tìm hiểu chi tiết thành phần, công dụng trước khi sử dụng
1. Thuốc súc họng có tác dụng gì?
Thuốc súc họng có thể ở dạng dung dịch, viên sủi hoặc các loại thuốc bột được pha chung với nước trước khi dùng. Các thành phần từ thuốc sẽ giúp loại bỏ được những mảng bám ở bên trong miệng, họng và giúp khử mùi hôi vì vi khuẩn gây nên,... Đặc biệt, thuốc cũng được sử dụng cho các bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng, mũi họng,...
Thuốc súc họng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại ở miệng và họng
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thuốc súc họng và nước súc miệng nhưng thực tế, đây là 2 sản phẩm khác nhau. Nước súc miệng là một loại dung dịch được sử dụng với mục đích chăm sóc răng miệng. Tác dụng chính của nước súc miệng là giúp giữ vệ sinh vùng miệng như như khử mùi hôi, giúp hơi thở thơm mát, hạn chế sự hình thành các mảng bám cao răng, giảm viêm nướu nhẹ,... So với thuốc súc họng thì dược tính của nước súc miệng không bằng, sản phẩm này không có tác dụng điều trị những loại bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.
2. Những nhóm thuốc súc họng phổ biến
Thuốc súc họng hiện đang được chia làm 3 nhóm cụ thể như sau:
● Kháng sinh súc họng: Đây là nhóm thuốc được sử dụng khá nhiều, thường dùng để sản xuất những loại thuốc súc họng điển hình như veybirol-tyrothricine.
● Sát khuẩn: Một vài loại thuốc sát khuẩn có thể kể đến như: betadine gargle, givalex, BBM - muối borat,... cũng có thể sử dụng làm thuốc súc họng.
● Trung hòa pH: thuốc súc họng nhẹ như nước muối 0,9% hoặc natri bicarbonat,...
Thuốc súc họng được chia thành 3 nhóm khác nhau
Nhìn chung, các loại thuốc súc họng hiện nay đều được cho thêm vào một vài chất có tác dụng làm dịu và làm mềm niêm mạc họng hay giảm đau,... như benzocaine, menthol hay hexetidine,...
3. Sử dụng thuốc súc họng trong bao lâu là hợp lý?
Các sản phẩm thuốc súc họng đều sẽ có các thông tin chi tiết được in trên bao bì nhằm giúp người dùng lựa chọn loại phù hợp và sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Thông thường, các dòng thuốc súc vùng họng hiện nay đều sẽ có hướng dẫn sử dụng chung như sau:
3.1. Thời gian súc họng
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên súc họng từ 2 lần/ngày với khoảng 1 - 2 ngụm đầu cần súc họng thật sạch. Sau đó, bạn ngậm phần dung dịch này ở trong miệng để diệt khuẩn hiệu quả hơn khoảng 5 - 10 phút và nhổ ra. Lưu ý, đây không phải là thuốc uống nên tuyệt đối không được nuốt thuốc.
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo thời gian được chỉ định
Một số loại thuốc sẽ có thời gian dùng ngắn hơn (được ghi trên hướng dẫn). Vì vậy, bạn nên làm theo hướng dẫn của thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
3.2. Thời gian sử dụng cho từng đợt
Có rất nhiều người hiện đang sử dụng thuốc súc họng một cách khá tùy tiện, không tuân theo hướng dẫn. Thực tế, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc súc họng trong thời gian dưới 10 ngày. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian quá lâu ngày có thể khiến cho hệ vi khuẩn ở họng bị ảnh hưởng và mất cân bằng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như nấm họng, viêm loét vùng họng,... hay gây giảm sức đề kháng ở vùng họng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.
Người bệnh không nên dùng thuốc súc họng trong thời gian quá dài
Bạn cần nhớ rằng: nếu sử dụng thuốc không đúng cách sẽ khiến cho niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc súc họng
Khi sử dụng thuốc súc họng, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
● Phụ nữ khi đang mang thai hoặc đang cho con bú, nếu sử dụng thuốc tại chỗ khi gặp các vấn đề viêm nhiễm ở vùng họng sẽ mang lại hiệu quả tốt với độ an toàn cao. Tuy nhiên, một phần nhỏ thuốc có thể được hấp thu vào trong máu, ảnh hưởng đến thai nhi thông qua nhau thai hoặc thông qua đường sữa. Chính vì vậy, người bệnh cần phải tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ và tốt nhất, phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng nước muối nhạt để súc họng.
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
● Loại thuốc này có thể khiến người dùng gặp phải một số tác dụng phụ như bị ngứa họng và miệng, bị nổi phát ban, bị sưng phồng rộp ở môi,... Vì vậy, trong quá trình sử dụng, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì bạn nên dừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
● Một số loại thuốc chỉ được sử dụng với những bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên, nhưng có thuốc có thể dùng cho bệnh nhi từ 30 tháng tuổi,... Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc súc họng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
● Không đổi quá nhiều loại thuốc súc họng mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý thành phần kháng sinh thuộc nhóm β lactam, loại thuốc có chứa thành phần này chỉ được sử dụng khi có hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn ở vùng họng
● Không nên sử dụng thuốc đối với những trường hợp đang được điều trị phóng xạ hoặc những người đang có các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
● Không nên sử dụng thuốc với nếu có tiền sử bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có ở trong thuốc.
Nhìn chung, thuốc súc họng có tác dụng diệt khuẩn khá tốt, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý nhiễm khuẩn vùng miệng, họng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng loại thuốc này một cách bừa bãi có thể khiến mình gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn hay thậm chí khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để an toàn, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tai - Mũi - Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!