Các tin tức tại MEDlatec
Tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng: Nên hay không nên?
- 18/08/2021 | Bảng so sánh các loại vắc xin COVID-19 về tính hiệu quả
- 20/08/2021 | Có bao nhiêu loại vắc xin Covid-19, loại nào được cấp phép ở Việt Nam?
- 20/08/2021 | Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19: hiểu lầm bạn cần biết
1. Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng với vắc xin COVID-19
Các chuyên gia có rất nhiều cách để phân chia phản ứng dị ứng. Trong đó, cách đơn giản nhất là dựa vào thời gian xuất hiện triệu chứng bất thường. Cách này bao gồm 2 loại là: dị ứng nhanh xảy ra sau vài phút cho đến vài giờ kể từ khi tiêm chủng, ngược lại dị ứng chậm chỉ xảy ra sau vài giờ cho đến vài ngày, chậm hơn là vài tuần.
Sau khi tiêm phòng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, nhức đầu, đau cơ,… Các triệu chứng này cho thấy sự hoạt động của vắc xin đang kích thích cơ thể tạo ra kháng thể, để nhận biết, tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Các tác dụng không mong muốn này đều ở mức độ nhẹ đến trung bình. Sau vài ngày đến vài tuần, chúng sẽ biến mất dần nên được xem là hiện tượng bình thường.
Tùy vào cơ địa mà mỗi người sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Đối với người có tiền sử dị ứng thì nguy cơ gặp phải phản ứng dị ứng sẽ cao hơn so với người bình thường. Vậy, đối tượng nào có nguy cơ bị dị ứng với vắc xin COVID-19? Theo PGS. TS Hoàng Thị Lâm cho biết, nhóm đối tượng này gồm những người có cơ địa dị ứng:
-
Người bị dị ứng với thức ăn, thuốc giảm đau kháng viêm NSAID như: Aspirin, Ibuprofen, các dị nguyên ở đường hô hấp như: lông vật nuôi, phấn hoa,…
-
Người bị dị ứng với nọc của côn trùng.
-
Người mắc bệnh hen phế quản, bệnh tế bào Mast, viêm da cơ địa hay viêm mũi dị ứng.
-
Người hay nổi mày đay, xuất hiện phản vệ vô căn,…
Người hay nổi mày đay sẽ có nguy cơ dị ứng với vắc xin COVID-19 cao hơn so với người bình thường
2. Có nên tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng
Có nên tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng là thắc mắc của rất nhiều người. Theo hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm. Còn những người có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, người bị dị ứng nhẹ do dùng thuốc hoặc thức ăn,... đều có thể được chỉ định tiêm phòng vắc xin COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng.
Một số trường hợp có thể được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 nhưng phải khám sàng lọc và cần thận trọng trước khi tiêm như: người có tiền sử dị ứng tức thời với các loại thuốc, dị ứng vắc xin, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau non-steroid, tiền sử dị ứng không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.
Ngoài ra, các đối tượng nằm trong các trường hợp dưới đây thì cần sự thận trọng đặc biệt trước khi tiêm:
Nếu bị dị ứng với phấn hoa thì bạn có thể tiêm vắc xin COVID-19 một cách bình thường
Dị ứng với một thành phần của vắc xin:
Khi bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin COVID-19 thì bạn không nên tiêm chủng. Trong trường hợp bị dị ứng với thành phần của vắc xin sản xuất theo cơ chế mARN, thì bạn không nên lựa chọn Pfizer-BioNTech và Moderna để tiêm.
Nếu bị dị ứng với thành phần của vắc xin Johnson & Johnson's Janssen thì bạn cũng không nên tiêm, cho dù phản ứng dị ứng chỉ xảy ra tức thì hoặc không nghiêm trọng.
Nếu bị dị ứng với thành phần của vắc xin sản xuất theo cơ chế mARN, thì bạn không nên lựa chọn Pfizer-BioNTech và Moderna để tiêm
Dị ứng với mũi tiêm vắc xin mARN trước đó:
Nếu bị dị ứng với mũi tiêm vắc xin mARN trước đó, thì bạn không nên tiếp tục tiêm mũi thứ hai. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng loại vắc xin khác phù hợp hơn.
Dị ứng với polyethylene glycol (PEG) hoặc polysorbate:
PEG và polysorbate là thành phần của vắc xin mARN và Janssen. Không chỉ vậy, chúng còn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó khi bị dị ứng với PEG, bạn không nên tiêm vắc xin được sản xuất theo cơ chế mARN. Đồng thời, bạn nên hỏi bác sĩ trong trường hợp này có được tiêm vắc xin của Janssen hay không.
Ngược lại, nếu bị dị ứng với polysorbate thì bạn không nên tiêm vắc xin của Janssen. Cùng lúc đó, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề sử dụng vắc xin mARN.
Để biết được mức độ dị ứng, bác sĩ sẽ thực hiện test da của bạn với các thành phần của vắc xin. Đặc biệt hơn, bạn còn được chỉ định test kích thích - là thủ thuật được thực hiện tại các bệnh viện có đơn vị hồi sức cấp cứu.
3. Trường hợp có tiền sử dị ứng chống chỉ định với vắc xin COVID-19
Mặc dù, một số trường hợp có tiền sử dị ứng có thể tiêm chủng bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người này sẽ chống chỉ định với vắc xin COVID-19. Do đó bạn nên chú ý xem bản thân mình có nằm trong những trường hợp dưới đây hay không:
-
Người bị suy yếu miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm giảm sức đề kháng như: corticosteroid liều cao, thuốc điều trị ung thư,…
-
Người đang bị nhiễm trùng, có thân nhiệt cao hơn 37,5oC.
-
Người đang gặp phải các vấn đề về chảy máu, xuất huyết và dùng thuốc chống đông máu.
-
Người thuộc nhóm đối tượng dị ứng, hoặc có bệnh nền và tình trạng sức khỏe không ổn định.
-
Người bị dị ứng mãnh liệt với bất kỳ hoạt chất hoặc tá dược nào của vắc xin.
Người bị suy yếu miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm giảm sức đề kháng thì không được tiêm vắc xin COVID-19
Trong thực tế, tỷ lệ xuất hiện dị ứng hay các phản ứng với vắc xin COVID đều rất thấp. Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng cần hết sức cẩn trọng. Để đảm bảo an toàn, đối tượng có cơ địa dị ứng nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá nguy cơ xảy ra dị ứng. Đồng thời, nhóm đối tượng này nên thực hiện tiêm chủng tại cơ sở có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu sốc phản vệ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!