Các tin tức tại MEDlatec
Tiêm vắc xin sởi lúc nào để có hiệu quả cao nhất?
- 19/10/2019 | Nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin 3 trong 1
- 18/10/2019 | Giải đáp thắc mắc tiêm vắc xin Sởi Rubella bao nhiêu tiền?
- 23/10/2019 | Thực hiện tiêm vắc xin phòng sởi có tốt không?
1. Đôi nét về bệnh sởi
1.1. Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi thường bùng phát mạnh vào mùa đông xuân. Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Paramyxoviridae. Virus này có thể dễ dàng phát tán và lây lan rất nhanh. Đối tượng dễ mắc bệnh thường có hệ miễn dịch yếu, chủ yếu tập trung nhiều ở trẻ em với độ tuổi dưới 5 tuổi. Tỉ lệ tử vong của bệnh sởi là không cao, tuy nhiên, bệnh có thể để lại biến chứng với người đã bị mắc.
Bệnh sởi chủ yếu xuất hiện ở trẻ em
1.2. Bệnh sởi lây lan như thế nào?
Tỷ lệ lây nhiễm bệnh sởi rất cao, lên tới 90%. Bệnh này thường lây lan qua đường hô hấp. Virus sởi trú ngụ trong nước bọt, nước mũi,... sẽ phát tán khi người bệnh ho, nói chuyện, hắt hơi,… Người bệnh mắc sởi có thể lây truyền ngay từ trước khi có những dấu hiệu phát bệnh rõ ràng. Vì thế nếu tỷ lệ tiêm vắc xin sởi của cộng đồng thấp, nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.
1.3. Triệu chứng và các giai đoạn phát triển của bệnh
Một trong những triệu chứng nổi bật nhất của bệnh sởi là phát ban. Ngoài ra người mắc sởi sẽ sốt cao, viêm kết mạc, ho, sổ mũi,… Bệnh sởi thường phát triển qua những giai đoạn sau:
Phát ban, sốt cao là biểu hiện nổi bật của bệnh sởi
Thời gian ủ bệnh
Thông thường thời gian ủ bệnh của virus sởi trung bình là 7 - 10 ngày. Tuy nhiên có một vài trường hợp có thể ủ bệnh khá lâu, có thể lên tới 21 ngày.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát diễn ra trong khoảng 2 - 4 ngày. Thời điểm này người mắc bệnh sẽ bắt đầu sốt cao, ho, sổ mũi và viêm kết mạc,… Đôi khi tình trạng sốt cao có thể dẫn tới co giật hoặc viêm phổi.
Giai đoạn toàn phát
Bước vào giai đoạn toàn phát, cơ thể người mắc sởi sẽ xuất hiện phát ban. Nốt ban thường mọc từ mặt xuống bụng sau đó tới chân tay. Các nốt phát ban đỏ có thể gây ngứa, rát. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 - 4 ngày rồi sau đó sẽ thuyên giảm.
Giai đoạn phục hồi
Dấu hiệu cho việc phục hồi là khi các vết phát ban dần nhạt màu và lặn mất. Chúng có thể để lại những đốm da tối màu nhưng sẽ dần biến mất.
1.4. Biến chứng
So với các bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, quai bị,... bệnh sởi khá lành tính. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng, bệnh sởi có thể gây ra một số biến chứng như:
Phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng cần được tiêm vắc xin sởi
-
Viêm phổi kẽ
-
Tiêu chảy, kiết lị
-
Viêm tai giữa
-
Viêm loét giác mạc
-
Viêm não, viêm tủy cấp
-
Viêm phế quản,...
2. Vắc xin phòng bệnh sởi và những điều bạn cần biết
Bạn có hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh sởi hiệu quả bằng vắc xin. Hơn nữa, khi tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng lớn thì nguy cơ xảy ra dịch cũng giảm đi nhiều. Dưới đây là một số thông tin bạn nên biết về việc tiêm vắc xin sởi:
Vắc xin phòng sởi - rubella - quai bị
2.1. Các chế phẩm vắc xin phòng bệnh sởi
Hiện nay, vắc xin sởi có 2 dạng là dạng đơn và dạng kết hợp. Ở dạng kết hợp, vắc xin sởi thường được kết hợp vắc xin phòng rubella và quai bị. Hiệu quả của cả 2 dạng này đều như nhau. Tuy nhiên do tính tiện lợi, dạng vắc xin kết hợp được sử dụng nhiều hơn cả. Vắc xin sởi được công nhận có độ an toàn cao, ít gây ra các phản ứng phản vệ.
2.2. Thời gian thích hợp nhất để tiêm vắc xin sởi
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo trẻ em từ 9 tháng trong vùng có dịch nên tiêm vắc xin sởi. Độ tuổi tiêm phòng như sau:
-
Vắc xin sởi đơn tiêm cho trẻ từ 9 tháng trở đi
-
Vắc xin sởi kép tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi
Ở Việt Nam, lịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ mũi đầu tiên bắt đầu từ tháng thứ 9. Sau đó trẻ sẽ tiêm mũi nhắc lại vào lúc 18 tháng tuổi. Mỗi quốc gia lại có lịch tiêm chủng khác nhau. Tuy nhiên việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi không được WHO khuyến khích.
Ngoài trẻ nhỏ, người lớn chưa có miễn dịch với virus sởi, đặc biệt là phụ nữ sắp mang thai cũng nên tiêm vắc xin. Phụ nữ có kế hoạch mang thai cần chú ý tiêm vắc xin này trước 3 tháng.
2.3. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin sởi
Vắc xin sởi là loại vắc xin sống. Vì thế khi đưa vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng nhẹ. Các phản ứng này bao gồm sốt nhẹ hoặc sưng đau tại vị trí tiêm. Vắc xin sởi có độ an toàn cao và chưa ghi nhận tai biến nào nghiêm trọng. Tuy vậy, những đối tượng đang có sức đề kháng kém hoặc dị ứng với thành phần thuốc nên tránh.
3. Tiêm vắc xin sởi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hiện nay có rất nhiều trung tâm tiêm phòng khắp cả nước. Một trong số đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là cơ sở khám chữa bệnh rất uy tín đã có kinh nghiệm hoạt động hơn 23 năm. Bệnh viện này được biết đến với hệ thống cơ sở vật chất vô cùng tiên tiến. Máy móc phục vụ xét nghiệm, khám chữa bệnh tại đây đều đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Với điều kiện hiện đại như vậy, vắc xin của bệnh viện luôn được đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Ngoài tiêm phòng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn có rất nhiều dịch vụ khám chữa bệnh khác. Bạn có thể kết nối với bệnh viện qua tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ bác sĩ tại đây, bạn chắc chắn sẽ hài lòng.
Vắc xin sởi được đưa vào danh sách những loại thuốc thiết yếu do WHO công bố. Điều này đã chứng tỏ sự quan trọng của việc tiêm vắc xin sởi với sức khỏe cộng đồng. Hãy cùng nhau đẩy mạnh phong trào tiêm chủng tại địa phương để tạo ra môi trường phát triển lành mạnh nhé!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!