Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi khoa học nhất
- 18/07/2022 | Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đạt chuẩn, giữ trọn vẹn dinh dưỡng
- 16/05/2022 | Thế nào là bữa ăn dinh dưỡng và gợi ý một số thực đơn dễ làm
- 28/04/2022 | Trẻ biếng ăn phải làm sao - chuyên gia Dinh dưỡng tư vấn chi tiết
- 14/03/2022 | Mách mẹ vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mắc Covid
1. Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho trẻ sơ sinh
Trong khoảng 6 tháng đầu năm của cuộc đời, nguồn dinh dưỡng cho bé tốt nhất chính là sữa mẹ hoặc là sữa công thức. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên rằng bé nên được uống sữa mẹ để đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng cũng như xây dựng một hàng rào bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bé.
Dinh dưỡng cho bé vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời
Nếu bé ăn sữa mẹ, trung bình mỗi bé sơ sinh cần phải được cho bú khoảng 8 - 12 lần mỗi ngày. Số lượng này có thể tăng giảm dựa trên nhu cầu của bé. Sau 4 tháng, số lần cho bé bú có thể giảm xuống chỉ còn 6 - 8 lần cho mỗi ngày. Tuy nhiên, lúc này, số lượng sữa mẹ mà bé ăn mỗi lần cũng sẽ tăng lên.
Nếu bé ăn sữa công thức, thì trung bình mỗi ngày bé sẽ ăn khoảng 450g - 680g bột (tương đương với 57 - 85g sữa/lần). Đến tháng thứ 5, khi hệ tiêu hóa của bé đã khỏe hơn và có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn khác thì mẹ có thể tăng thêm chế độ ăn bổ sung cho trẻ. Vì vậy, ngoài ăn sữa, bé có thể ăn thêm các loại đồ ăn lỏng. Mẹ lưu ý không nên cho bé ăn đồ ăn quá đặc vì chúng có thể khiến cho bé khó nuốt vì vẫn chưa thể thích nghi được.
Khi trẻ được 6 tháng trở lên là đã có thể bắt đầu ăn dặm. Một số loại thực phẩm như ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh, trái cây, rau củ quả hoặc thịt cá xay nhuyễn. Những loại thực phẩm này sẽ giúp bé được cung cấp thêm sắt và kẽm để thúc đẩy sự phát triển tốt nhất dành cho bé.
2. Dinh dưỡng cho bé từ 6 tháng đến 1 năm
Trong giai đoạn từ 6 tháng đến 8 tháng, bé vẫn sẽ tiếp tục ăn sữa mẹ. Tuy nhiên, số lượng sẽ giảm xuống chỉ còn 3 - 5 lần/ngày. Giai đoạn này bé sẽ ít ăn sữa mẹ hơn, thay vào đó các loại thức ăn đặc sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho con. Bố mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn của con nhiều loại thức ăn với nguồn gốc thực vật như: khoai tây, cà rốt, đậu hà lan, các loại trái cây,... được xay nhuyễn và nấu chín kỹ.
Xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi
Đối với trẻ từ 8 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, số lần bé ăn sữa mẹ sẽ giảm xuống 3 - 4 lần/ngày. Trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý dinh dưỡng cho bé bằng cách bổ sung thêm những loại thịt, cá trong khẩu phần ăn hàng ngày của con.
3. Dinh dưỡng cho bé từ 1 tuổi
Khi trẻ bước qua 1 năm đầu đời, lượng thức ăn dặm dành cho bé sẽ tăng dần lên. Lúc này, lượng sữa mà bé ăn hàng ngày cũng sẽ giảm xuống còn rất ít. Vì vậy, cách tốt nhất để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho con chính là các loại thực phẩm từ thịt, cá, rau củ, trái cây, ngũ cốc và các loại sữa nguyên kem.
Như vậy, dinh dưỡng cho bé và các loại vitamin khác cũng được đảm bảo tốt hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì sữa mẹ vẫn sẽ là nguồn cung dinh dưỡng chính cho bé. Vì vậy, lúc này khoảng 70% khẩu phần ăn hàng ngày của con vẫn sẽ là sữa mẹ.
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý, đây là thời điểm các bé tập bò và tập đi nên số lượng thức ăn trong một bữa sẽ rất ít. Thay vào đó, số lần ăn trong ngày sẽ nhiều hơn khoảng 4 - 6 lần. Vậy nên, các bố mẹ cần chuẩn bị thêm các cữ ăn nhẹ khác trong khẩu phần ăn của con nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng thay đổi khi bé được 1 tuổi
4. Dinh dưỡng cho bé từ 2 tuổi đến 5 tuổi
Đa số các bé từ 2 tuổi trở lên đều đã mọc đủ răng và chắc chắn hơn so với lúc 1 tuổi. Thời điểm này, các bé đã không còn ăn các loại đồ ăn như cháo hay bột mà có thể ăn được các loại thực phẩm như người lớn. Vì vậy, bố mẹ nên tập cho bé tham gia dùng cơm cùng gia đình để hình thành thói quen tốt trong hoạt động ăn uống. Bố mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé thông qua các món ăn như cháo đặc, cơm hoặc súp đặc,...
Giai đoạn này, mẹ cũng vẫn nên cho bé uống sữa ít nhất là 1 lần mỗi ngày. Ngoài 3 bữa ăn chính của bé, bố mẹ nên chuẩn bị thêm 2 bữa phụ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho con vào giữa buổi sáng và thời điểm giữa buổi chiều. Các bữa ăn phụ sẽ giúp cho bé không bị đói và ăn uống được ngon miệng hơn. Trong các bữa phụ, mẹ có thể cho bé ăn trái cây hoặc sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé được tốt hơn.
Nhìn chung, dù bé ở bất cứ giai đoạn nào hay độ tuổi nào thì dinh dưỡng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhất là trong những giai đoạn phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần của con. Ở từng giai đoạn, từng độ tuổi, bố mẹ cần phải nghiên cứu và có một chế độ ăn thật hợp lý để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho con.
Dưỡng chất bổ sung nhiều hơn cho bé từ 2 đến 5 tuổi
Để bé có thể phát triển một cách toàn diện thì chế độ ăn cần phải cân đối giữ số lượng và chất lượng. Nếu cơ thể của các con không được bổ sung dinh dưỡng phù hợp thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài một thực đơn dinh dưỡng, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung thêm các khoáng chất khác cho con. Đối với mỗi đứa trẻ thì dinh dưỡng đầy đủ chính là nền tảng phát triển tốt nhất cho sức khỏe của con sau này.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bé ở từng giai đoạn mà các bố mẹ có thể tham khảo. Nếu có bất cứ khó khăn hoặc thắc mắc nào, bố mẹ có thể gọi điện đến số 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn cho từng trường hợp. Bố mẹ hãy cùng con xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt nhất trên chặng đường phát triển sức khỏe của mình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!