Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu tổng quan về bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu
- 11/11/2022 | Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh liên sườn
- 05/03/2022 | Những phương pháp điều trị đau dây thần kinh V hiệu quả nhất
- 20/09/2021 | Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh V
1. Đau dây thần kinh thiệt hầu là bệnh như thế nào?
Dây thần kinh thiệt hầu (còn có tên gọi khác là dây thần kinh số IX) là một trong các dây thần kinh sọ não của cơ thể, có chức năng vận động các cơ vùng hầu, chi phối cảm giác ở 1/3 sau lưỡi.
Bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu xảy ra khi dây thần kinh này bị kích thích làm xuất hiện cơn đau dữ dội với cảm giác tương tự như bị điện giật ở vùng phía sau cổ họng, lưỡi hay tai. Lúc đầu, cảm giác thường chỉ là đau nhẹ, có tính chất thưa thớt và kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Song về sau, cơn đau lại diễn ra thường xuyên và lâu hơn.
Đáng lưu ý, đây là một căn bệnh hiếm gặp. Trong đó, những người mắc là nữ giới phổ biến hơn so với trường hợp là nam. Đồng thời, các bệnh nhân cũng thường từ độ tuổi trung niên trở lên với người trên 50 tuổi là đối tượng mắc bệnh thường gặp hơn.
Nam giới là đối tượng ít gặp phải bệnh hơn so với nữ giới
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu
Đau dây thần kinh thiệt hầu có thể dẫn đến sự phán đoán nhầm lẫn sang bệnh đau dây thần kinh sinh ba bởi có tình trạng giống nhau về triệu chứng.
Tuy nhiên, bệnh lý này vẫn có dấu hiệu đặc trưng với cơn đau rát hoặc đau nhói dữ dội được mô tả giống như khi bị điện giật hoặc dao đâm. Ngoài ra, cũng có trường hợp bệnh nhân cảm nhận thấy như có một vật sắc nhọn đang xuất hiện trong cổ họng.
Cụ thể, thông thường, những đặc điểm gây ra bởi cơn đau do bệnh lý này sẽ như sau:
- Đa phần xảy ra ở một bên cổ họng, bên cạnh một số ít xuất hiện ở cả hai bên.
- Có thể diễn ra kéo dài trong thời gian vài ngày hay vài tuần rồi giảm đi trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Ban đầu chỉ xảy ra thưa thớt và tần suất đau sẽ dần dần thường xuyên hơn theo thời gian.
- Có thể kích hoạt từ những hành động gồm có nuốt, nhai, nói, ho, ngáp hay cả cười.
Một hành động như nuốt cũng có thể kích hoạt cơn đau
Cùng với đó, những cơn đau bất thường ở tim cũng xuất hiện ở khoảng 10% trường hợp người bệnh. Điều này gây ra bởi các dây thần kinh phế vị gần đó, lúc này sẽ xuất hiện tình trạng:
-
Nhịp tim chậm.
-
Giảm huyết áp một cách đột ngột
-
Ngất xỉu.
-
Hiện tượng co giật.
3. Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu
Liên quan đến các nguyên do và ảnh hưởng của bệnh cụ thể như sau:
3.1. Về nguyên nhân gây bệnh
Đôi khi bệnh xuất hiện là do việc dây thần kinh sọ não số IX bị chèn ép bởi một mạch máu nào đó. Điều này làm hoạt động gửi tín hiệu của nó bị gián đoạn và không thể diễn ra như lúc bình thường dẫn tới gây đau.
Bên cạnh đó, còn có nguyên do khác là bởi tình trạng lão hóa, đa xơ cứng. Một số ít trường hợp do các khối u gần đó gây ra.
3.2. Về một vài ảnh hưởng của bệnh
Theo đó, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như:
-
Khó khăn trong ăn uống hoặc lúc nói chuyện bình thường.
-
Nếu bị đau dữ dội có khả năng làm mạch đập chậm và gây tình trạng ngất xỉu.
Bệnh nhân có thể bị ngất xỉu khi đau dữ dội làm mạch đập chậm
-
Hiếm gặp hơn, sự kết hợp bất thường của đau và loạn nhịp tim có thể đe dọa tính mạng của người bệnh, dẫn đến tử vong.
4. Các phương pháp áp dụng trong việc điều trị bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán thông qua việc làm một số xét nghiệm máu, chụp cắt lớp hoặc chụp MRI. Sau khi thực hiện chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh, một số phương pháp điều trị sau sẽ được áp dụng cụ thể cho từng bệnh nhân:
4.1. Sử dụng thuốc
Để giúp kiểm soát cơn đau gây ra bởi đau dây thần kinh thiệt hầu, bệnh nhân sẽ được cho sử dụng thuốc chống co giật như carbamazepine (Tegretol), gabapentin (Neurontin). Đồng thời, bác sĩ sẽ thực hiện theo dõi và tăng liều thuốc hoặc cho bệnh nhân chuyển sang dùng loại thuốc khác khi nó có dấu hiệu mất hiệu quả.
Bác sĩ sẽ theo dõi hiệu quả việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân
Đồng thời, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần làm xét nghiệm máu định kỳ nhằm theo dõi, đảm bảo sự an toàn về nồng độ thuốc đang dùng. Bởi bệnh nhân có thể đối diện với một số tác dụng phụ gây ra bởi thuốc như cảm giác buồn ngủ, hoa mắt, buồn nôn,...
4.2. Thực hiện phẫu thuật
Nếu việc kiểm soát cơn đau bằng thuốc không thể thực hiện, phương pháp phẫu thuật có thể được bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân.
Cụ thể, đối với bệnh lý này, sẽ thực hiện giải ép vi mạch (MVD). Mục đích của nó là ngăn không cho mạch máu chèn ép dây thần kinh thông qua việc đặt một miếng bọt biển giữa mạch máu và thần kinh.
Sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm viện từ 1-2 ngày. Phương pháp này có thể giúp giảm đau cho trên 85% bệnh nhân. Đồng thời, giảm tỷ lệ tái phát đau cũng như ít hoặc không gây ra tác dụng phụ đối với giọng nói của người bệnh hoặc khi họ nuốt.
Có thể thấy, đau dây thần kinh thiệt hầu không phải là căn bệnh dễ dàng để nhận biết. Đối với các trường hợp gặp phải các triệu chứng nghi ngờ, tuyệt đối không nên tự mua thuốc để điều trị tại nhà. Thay vào đó, cần phải đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế đảm bảo uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh tối ưu.
Trong đó, Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ có các bác sĩ chuyên môn cao cùng cơ sở máy móc tân tiến, hiện đại, giúp chẩn đoán nhanh chóng chính xác, điều trị hiệu quả.
Nếu có nhu cầu tư vấn kỹ hơn về các vấn đề sức khỏe, quý khách vui lòng gọi đến số hotline: 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!