Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu ý nghĩa xét nghiệm đồng đối với sức khỏe
- 13/04/2020 | Xét nghiệm Ceruloplasmine - dấu ấn trong bệnh rối loạn chuyển hóa đồng
- 18/06/2016 | Xét nghiệm Đồng và Ceruloplasmin: các dấu ấn của rối loạn chuyển hóa đồng
1. Xét nghiệm đồng là gì?
Trước hết, đồng là một nguyên tố vi lượng có trong cơ thể, tham gia vào hoạt động chuyển hóa và điều hòa sắt. Ngoài ra, đồng có chức năng trong việc hình thành các mô liên kết, sản xuất melanin (sắc tố da), sản sinh năng lượng và tham gia vào chức năng của hệ thần kinh. Thông thường, đồng được cơ thể hấp thu tại ruột sau đó gắn với các protein và được vận chuyển đến gan.
Hình 1: Xét nghiệm đồng trong máu kết hợp cùng xét nghiệm Ceruloplasmin để chẩn đoán một số bệnh di truyền
Gan người lưu trữ một lượng nhỏ đồng, phần còn lại được gắn với protein và apo ceruloplasmin để tạo thành enzyme ceruloplasmin. Có tới 95% lượng đồng trong cơ thể được gắn tạo thành ceruloplasmin, phần còn lại được gắn với các protein khác như albumin.
Xét nghiệm đồng trong máu thường được kết hợp cùng xét nghiệm ceruloplasmin nhằm xác định tình trạng thiếu hụt hay dư thừa đồng trong cơ thể.
2. Xét nghiệm đồng có ý nghĩa như thế nào?
Khi bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh Wilson - một rối loạn di truyền dẫn đến dư thừa đồng trong cơ thể, các bác sĩ sẽ sử dụng đến xét nghiệm đồng và ceruloplasmin. Ở bệnh Wilson, cơ thể bị dư thừa đồng tích tụ chủ yếu trong gan và não gây nên các tổn thương của gan và hệ thần kinh.
Các biểu hiện tổn thương gan ở người mắc bệnh Wilson được mô tả như sau:
- Bệnh nhân có thể tiến triển thành tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan. Một số trường hợp có thể suy gan tối cấp gây tử vong nếu không được điều trị sớm.
Các biểu hiện tổn thương hệ thần kinh của người mắc bệnh Wilson:
- Người mắc bệnh Wilson thể não thường có biểu hiện khó nói, nói chậm, loạn âm. Ngoài ra có các vận động cứng như người máy, múa giật, múa vờn,…
- Các rối loạn nuốt, rối loạn vận nhãn, rối loạn thần kinh thực vật.
- Các rối loạn về tâm thần: tâm thần sa sút, thay đổi nhân cách, lo âu hay loạn thần.
3. Khi nào thì làm xét nghiệm đồng?
Các xét nghiệm đồng có thể là đồng huyết thanh, đồng nước tiểu, đồng tự do hay đồng trong gan, được thực hiện cùng xét nghiệm ceruloplasmin khi một người nào đó có các biểu hiện sau:
- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt, chóng mặt,…
- Buồn nôn và/hoặc đau bụng.
- Vàng da.
- Lo âu, bồn chồn.
- Thay đổi tính cách, hành vi.
- Loạn trương lực cơ, vận động khó.
- Bạch cầu giảm thấp, đặc biệt là bạch cầu trung tính.
- Loãng xương.
- Các triệu chứng thần kinh và tăng trưởng chậm ở trẻ.
Để đánh giá thêm lượng đồng dự trữ trong cơ thể khi các kết quả về đồng và ceruloplasmin không bình thường hoặc không rõ ràng các bác sĩ cho bệnh nhân làm sinh thiết gan để định lượng đồng trong gan.
Các xét nghiệm đồng có thể làm định kỳ nhằm mục đích theo dõi hiệu quả điều trị bệnh.
4. Giá trị bình thường của xét nghiệm đồng
Lượng đồng trong cơ thể người bình thường thay đổi theo tuổi. Các nghiên cứu cho thấy lượng đồng huyết thanh thấp lúc mới sinh, tăng dần khi trưởng thành sau đó giảm nhẹ và tương đối ổn định. Giá trị bình thường của xét nghiệm đồng huyết thanh được thống kê trong bảng 1:
Bảng 1: Giá trị bình thường của xét nghiệm đồng
Nồng độ ceruloplasmin huyết thanh ở người khỏe mạnh là:
- Dưới 5 ngày tuổi: 0.05 - 0.4 g/L.
- Lớn hơn 1 tuổi: 0.2 - 0.6 g/L.
- Người trưởng thành: 15 - 60 mg/dL.
Nồng độ đồng trong nước tiểu người khỏe mạnh: 10 - 60 µg/24h.
Nồng độ đồng trong gan người bình thường: <55 µg/g trọng lượng gan khô.
Hình 2: Xét nghiệm đồng trong phòng xét nghiệm
Sự tăng hay giảm của đồng huyết thanh, đồng tự do hay đồng trong nước tiểu kết hợp cùng xét nghiệm ceruloplasmin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý do thiếu hụt hay dư thừa đồng được thể hiện ở bảng 2:
Bảng 2: Sự thay đổi của đồng trong cơ thể liên quan đến các rối loạn chuyển hóa
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đồng:
- Một số thuốc có thể gây tăng lượng đồng trong máu: carbamazepine, phenobarbital, một số thuốc tránh thai, sử dụng estrogen.
- Nồng độ đồng huyết thanh có thể tăng trong: viêm khớp dạng thấp, một số bệnh ung thư, người có tình trạng viêm hay nhiễm khuẩn, phụ nữ thai nghén.
- Nồng độ đồng trong máu có thể giảm gặp ở những người hấp thu kém, điển hình trong bệnh xơ hệ thống (cystic fibrosis).
5. Làm xét nghiệm đồng ở đâu?
Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cấp thiết của người dân, hệ thống các bệnh viện ngoài công lập được hình thành nhằm giảm tải cho các bệnh viện trong nhà nước đặc biệt ở tuyến trung ương. Việc lựa chọn một cơ sở Y tế đáng tin cậy để khám chữa bệnh là ưu tiên số một của người dân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị Y tế ngoài công lập được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng đủ các nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Là đơn vị Y tế tư nhân tiên phong trong triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, MEDLATEC tự hào mang đến quý khách hàng các dịch vụ Y tế thông minh nhất, tiện ích nhất và chính xác nhất.
Hình 3: MEDLATEC triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
MEDLATEC triển khai hàng triệu lượt xét nghiệm trong suốt hơn 24 năm hình thành và phát triển giúp các bác sĩ rất nhiều trong việc chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Xét nghiệm đồng và ceruloplasmin được thực hiện hằng ngày tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Nhanh tay gọi 1900 56 56 56 để được tư vấn sức khỏe miễn phí và sử dụng dịch vụ Y tế thông minh của MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!