Các tin tức tại MEDlatec

Tổng hợp các phương pháp dân gian chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Ngày 27/03/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi không chỉ là một phương pháp dân gian mà còn được chứng minh khoa học trong việc điều trị các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của tỏi và cách sử dụng tỏi chữa viêm mũi dị ứng tại nhà.

1. Viêm mũi dị ứng là gì? 

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến hiện nay, liên quan đến các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông động vật, nhiệt độ, độ ẩm, bào tử nấm mốc trong không khí,… Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ngứa (trong mũi, mắt, miệng), hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và các xoang. Tình trạng tắc nghẽn các xoang có thể khiến người bệnh đau đầu vùng trán, ho, thở khò khè,… 

Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, khó tập trung,… Ngoài ra, nếu các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, polyp mũi tiến triển,… Đặc biệt là đối tượng trẻ em. 

Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh 

2. Tác dụng của chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Tỏi không chỉ là một gia vị quen thuộc trong nhà bếp mà còn được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, tỏi là thảo dược có vị cay, tính ôn (ấm), quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị. Sử dụng tỏi trong các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng: 

  • Giúp tán hàn giải biểu: Tỏi giúp làm ấm cơ thể, kích thích lưu thông khí huyết.
  • Hành khí, thông khiếu: Tỏi giúp khai thông đường hô hấp, giảm triệu chứng nghẹt mũi do lạnh, viêm mũi dị ứng. 
  • Sát khuẩn, tiêu viêm: Tỏi còn giúp giảm viêm, giảm sưng nề và đau vùng mũi xoang do viêm mũi dị ứng. 
  • Bổ phế tiêu đàm: Tỏi còn giúp cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng ho và đờm.

Tỏi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe 

Còn theo y học hiện đại, trong tỏi đã được chứng minh có nhiều thành phần hoạt chất quan trọng, có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh như: 

  • Thành phần Allicin: Đây là hoạt chất kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, từ đó giúp giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. 
  • Selen và các chất chống oxy hoá: Tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm phản ứng dị ứng trong viêm mũi dị ứng. 
  • Vitamin nhóm B, C: Tỏi chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, làm dịu niêm mạc mũi bị kích ứng.

3. Một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi 

Dưới đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà: 

3.1. Nước ép tỏi 

Nước ép tỏi có tác dụng kháng khuẩn mạnh, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bạn có thể sử dụng nước ép tỏi để ngửi gần hai bên mũi để sát khuẩn và thông mũi. 

Cách thực hiện: 

  • Bóc bỏ vở 2 – 3 tép tỏi. Giã nhuyễn rồi vắt lấy nước. 
  • Để tỏi nhuyễn gần mũi bạn và hít thở sâu. 
  • Để nguyên trong vòng 10 phút.

Lưu ý: Tỏi có thể gây rát và kích ứng niêm mạc, nên không phù hợp với người có cơ địa nhạy cảm. Bạn cũng có thể pha loãng nước tỏi với nước ấm trước khi dùng nếu thấy quá cay. 

3.2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong

Bên cạnh tỏi, mật ong cũng là món ăn vị thuốc có tác dụng giảm ho, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Kết hợp tỏi và mật ong giúp giảm nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng, làm dịu niêm mạc. 

Cách thực hiện: 

  • Bóc lấy 2 – 3 tép tỏi, giã nhuyễn. Trộn với 2 muỗng mật ong nguyên chất. 
  • Ngâm hỗn hợp trên với 50ml nước sôi để nguội, cất nơi khô thoáng. 
  • Uống 1 thìa cà phê hỗn hợp này mỗi sáng - tối.

Lưu ý: Hỗn hợp tỏi mật ong có hiệu quả kháng viêm tốt, dễ dùng hơn so với tỏi sống. Tuy nhiên, không dùng cho người dị ứng với mật ong, người bị tiểu đường, có bệnh lý về dạ dày…

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi mật ong có hiệu quả kháng viêm tốt, dễ dùng hơn so với tỏi sống

3.3. Tỏi ngâm giấm

Tỏi và giấm đều là những nguyên liệu có tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Cách thực hiện: 

  • Tỏi bóc vỏ, cắt lát mỏng. 
  • Sau đó cho tỏi vào hũ thuỷ tinh đã được tiệt trùng qua với nước sôi, đổ giấm ngập hoàn toàn. 
  • Đậy nắp cho kín. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát trong 7 – 10 ngày. 

Mỗi ngày ăn 1 – 2 tép tỏi ngâm giấm vào buổi sáng để tăng cường miễn dịch và giảm triệu chứng bệnh. Có thể pha loãng với nước ấm để uống mỗi ngày hoặc pha loãng với nước ấm nhỏ mũi để kháng khuẩn. Tuy nhiên, không nên dùng nhỏ mũi với người có niêm mạc mũi nhạy cảm.

3.4. Tỏi ngâm rượu 

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi ngâm rượu cũng là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Bên cạnh tỏi, rượu có tính thẩm thấu cao, giúp làm tăng tác dụng của tỏi và tăng hiệu quả điều trị. 

Cách thực hiện: 

  • Lột sạch vỏ tỏi, giã nát. Cho tỏi vào bình thuỷ tinh.
  • Đổ rượu vào ngâm ngập tỏi. 
  • Để hũ rượu ở nơi thoáng mát từ 7 – 10 ngày là có thể sử dụng. 
  • Uống tỏi ngâm rượu từ 10 – 15ml mỗi lần vào sáng - tối giúp giảm triệu chứng ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi,…

3.5. Xông hơi tỏi chữa viêm mũi dị ứng 

Tỏi có chứa nhiều hợp chất allicin, có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và giảm viêm trong viêm nhiễm đường hô hấp. Thông quá tác dụng xông hơi, các tinh dầu tỏi sẽ đi sâu vào khoang mũi và tăng tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng. 

Cách thực hiện: 

  • Tỏi bóc vỏ, đập dập. 
  • Đun sôi nước, sau đó cho tỏi vào. 
  • Để lửa nhỏ khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp. 
  • Đổ nước ra bát, đặt cách mặt khoảng 30 – 40cm. 
  • Dùng khăn trùm kín đầu, xông hơi. Hít thở hơi nước bốc lên từ từ trong 7 – 10 phút. 
  • Sau khi xông xong, nên lau khô mặt, tránh gió lạnh. 

Lưu ý không nên để mặt quá gần để tránh bỏng. Không xông quá nhiều lần (quá 3 lần/tuần) và không xông quá 15 phút để tránh kích ứng niêm mạc. Không xông hơi khi sốt cao hoặc bị viêm xoang nặng. 

4. Những lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi 

Khi điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Không sử dụng tỏi tươi trực tiếp lên niêm mạc mũi nếu bạn có làn da nhạy cảm.
  • Không nên dùng quá nhiều tỏi một lúc vì có thể gây nóng rát.
  • Nếu có dấu hiệu kích ứng mạnh, ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tỏi có thể làm loãng máu, người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật không nên lạm dụng.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là một phương pháp tự nhiên an toàn, hiệu quả, giúp giảm triệu chứng khó chịu và cải thiện sức khỏe hô hấp. Tuy nhiên, việc sử dụng cần đúng cách để tránh kích ứng. Nếu tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hệ thống Y tế MEDLATEC với 30 năm hoạt động, sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, MEDLATEC cam kết mang đến dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng chất lượng cao. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.