Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ bị đau bụng nôn không sốt là biểu hiện của bệnh gì?
- 26/10/2021 | Cha mẹ cần làm gì khi con trẻ bị táo bón nặng?
- 28/02/2023 | Trẻ bị táo bón là do đâu và khắc phục như thế nào?
- 18/07/2022 | Trẻ bị són phân kéo dài nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn cách xử lý
- 29/02/2024 | Trẻ bị táo bón không nên ăn gì - cha mẹ nên biết
1. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng nôn không sốt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị đau bụng nôn không sốt. Tuy nhiên, thực tế, hiện tượng nôn ói thường có lợi cho cơ thể trẻ, vì nó giúp đẩy các loại thức ăn khó tiêu hoặc có chứa chất gây hại ra ngoài, từ đó giúp trẻ dễ chịu hơn.
Trẻ bị đau bụng nôn không sốt là biểu hiện của một số bệnh lý
Hiện tượng đau bụng kèm theo nôn ói có thể là do một số nguyên nhân như:
1.1. Viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn
Bệnh viêm dạ dày do virus hoặc vi khuẩn khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Nó thường có biểu hiện đau bụng buồn nôn không sốt. Tuy nhiên, biểu hiện này cũng tương tự như ngộ độc thức ăn. Vì thế, rất khó để phân biệt giữa 2 bệnh lý này. Thông thường, trẻ sẽ có những biểu hiện khởi phát bệnh như: buồn nôn, nôn liên tục kể cả khi chỉ uống nước sau 5 - 30 phút/ lần. Hiện tượng này kéo dài từ 1 - 12 giờ đầu.
Đối với ngộ độc thức ăn, trẻ thường có biểu hiện nôn, đau bụng nhưng không sốt. Thời gian phát bệnh thường sau 2 - 12 giờ khi trẻ ăn phải thức ăn nhiễm độc. Trong trường hợp này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng tương tự như viêm dạ dày, có thể kèm theo tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm gây đau bụng nôn
1.2. Tắc ruột
Tắc ruột cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng đau bụng, nôn ói ở trẻ em. Bệnh lý này rất nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Những cơn đau bụng dữ dội, liên hồi là biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tượng tắc ruột.
Ngoài ra, nếu gặp phải tình trạng này, trẻ còn bị nôn ói, thậm chí nôn ra mật vàng, kèm theo tiêu chảy. Tình trạng bệnh chuyển biến rất nhanh, trẻ sẽ vã mồ hôi, mất sức và da dẻ trở nên nhợt nhạt đi trông thấy chỉ sau vài giờ.
Tắc ruột cần được cấp cứu kịp thời
1.3. Lồng ruột
Đối với trẻ em dưới 4 tuổi, hiện tượng đau bụng, nôn ói nhưng không sốt cũng có thể gây ra do hiện tượng lồng ruột. Trẻ sẽ có cảm giác biếng ăn, không ăn hoặc uống, người mệt mỏi, mất sức, co chân về phía bụng để giảm các cơn đau. Biểu hiện này của lồng ruột cần được đưa đến bệnh viện để được các bác sĩ kịp thời cấp cứu.
1.4. Hẹp phì đại môn vị
Đối với một số trường hợp hiếm gặp, trẻ em từ 3 - 5 tuần tuổi bỗng nhiên có biểu hiện đau bụng, nôn ói dữ dội… thì có thể trẻ đang mắc chứng hẹp phì đại môn vị. Môn vị là phần cuối của dạ dày, nối liền với tá tràng. Ở bệnh lý này, trẻ sẽ lặp lại chu kỳ bú sữa, sau đó nôn ói và tiếp tục như vậy nhưng không có biểu hiện sốt.
Tình trạng hẹp phì đại môn vị sẽ được chẩn đoán thông qua một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm cụ thể như: siêu âm, xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang để đánh giá môn vị. Ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác. Bệnh lý này có thể được chữa trị thông qua hình thức phẫu thuật để cắt mảng cơ căng cứng ở môn vị, mở đường cho thức ăn đi qua. Từ đó, triệu chứng đau bụng và nôn ói của trẻ sẽ giảm đi.
1.5. Trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ em trong thời kỳ bú sữa mẹ thường có biểu hiện trớ sữa, trào ngược, nôn ói được cho là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi chất axit và dịch tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích thích và tạo cảm giác buồn nôn. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em và có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm đau bụng và buồn nôn.
Trẻ bị trớ sữa nhiều do trào ngược dạ dày
2. Nên làm gì khi trẻ nôn nhiều lần trong ngày?
Tình trạng nôn ói, đau bụng xuất hiện sẽ làm trẻ bị mất sức nhanh chóng. Trẻ thường vã mồ hôi, mất nước, không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong thời gian này. Do đó, ba mẹ cần tham khảo một số điều sau đây để áp dụng nếu gặp phải tình trạng này.
● Theo dõi biểu hiện của con: Ba mẹ cần quan sát những biểu hiện của con, có thể tình trạng đau bụng, nôn ói sẽ thuyên giảm sau 1 - 2 giờ hoặc trở nên tệ hơn. Trong trường hợp nhận thấy trẻ bị khô môi, khát nước, không đi tiểu, mắt hốc hác,… thì cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được cấp cứu.
● Cho con uống dung dịch bù nước: Một loại dung dịch bù nước phổ biến mà ba mẹ có thể bổ sung cho con là Oresol. Ba mẹ hãy pha theo tỷ lệ đã hướng dẫn và cho con uống để giúp phòng ngừa, điều trị tình trạng mất nước do nôn ói, tiêu chảy. Nếu con bị ói sau khi uống, ba mẹ nên để con nghỉ ngơi và cho uống lại 10 phút sau đó.
● Cho con ăn thực phẩm loãng, dễ tiêu: Đau bụng nôn ói sẽ làm con nhanh chóng mất sức, do đó cần phải bổ sung thực phẩm cho con. Đối với trẻ em còn bú sữa, hãy cho con bú theo từng đợt, một đợt cách nhau 1 - 2 tiếng. Đối với trẻ đã ăn được, nên cho con ăn cháo loãng và giúp con vận động nhẹ nhàng.
● Đặt trẻ nằm gối cao: Cho trẻ nằm với gối cao đầu cũng là cách giúp giảm tình trạng nôn ói, trào ngược dạ dày cho trẻ. Đồng thời nên cho con mặc quần áo thoải mái để làm giảm áp lực lên ổ bụng.
Cho trẻ nằm gối cao để giảm nôn ói
Như vậy, trẻ bị đau bụng, nôn không sốt có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, đôi khi trẻ đang mắc phải các căn bệnh nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời. Do đó, ba mẹ cần quan sát các biểu hiện của con. Nếu có bất thường thì nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn hướng điều trị. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!