Tin tức
Cha mẹ cần làm gì khi con trẻ bị táo bón nặng?
- 07/10/2021 | Phải làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài - chia sẻ từ chuyên gia
- 26/10/2021 | Những lưu ý không thể bỏ qua về tình trạng táo bón kéo dài
- 29/09/2021 | Chất xơ và táo bón có mối liên hệ gì với nhau
1. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón nặng
Táo bón là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, điều này cho thấy hệ tiêu hóa của bé làm việc không hiệu quả, không được khỏe mạnh. Theo các bác sĩ đến từ Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Tuy nhiên, chủ yếu chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và chức năng.
Nguyên nhân thực thể gây táo bón ở trẻ
Với nhóm nguyên nhân này chủ yếu do các vấn đề sau đây:
-
Bệnh cường giáp: Khi bé yêu của bạn không may mắc phải bệnh này, chức năng hoạt động của cơ ruột sẽ bị suy giảm, kèm theo đó là một số triệu chứng khác.
-
Phì đại tràng bẩm sinh: Khi trẻ mắc phải bệnh lý bẩm sinh này thường có xu hướng nhẹ cân hơn so với bình thường, kèm theo đó là triệu chứng ói, mửa và kích thước phân nhỏ. Trẻ bị bệnh này phụ huynh cần hết sức để ý và cần phải tiến hành mổ khi có chỉ định để tránh những hậu quả xấu.
-
Bệnh liên quan đến thần kinh: Bệnh bại não, chậm phát triển,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.
Nguyên nhân chức năng gây táo bón ở trẻ nhỏ
Nhóm nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ này hoàn toàn có thể tránh nên mẹ biết và khắc phục dần cho trẻ:
-
Nhịn đi ngoài: Đây là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Bé thường có xu hướng ham chơi nên việc nhịn đi ngoài là điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên, việc phân ở trong ruột càng lâu và to khiến trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài, dễ gây táo bón mạn tính
-
Sữa công thức: Thành phần protein có trong một số loại sữa công thức chính là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Trường hợp trẻ sơ sinh dùng loại sữa này nhiều sẽ gây ra tình trạng phân xanh và cứng.
-
Thiếu nước, mất nước: Khi bị thiếu hoặc mất nước, cơ thể sẽ có khuynh hướng hấp thụ chất lỏng ở bất cứ nguồn nào trong thức ăn, thậm chí là phân. Điều này sẽ khiến cho phân trở nên rắn và khô, làm cho quá trình đào thải phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn.
-
Chế độ ăn: Có thể do mẹ quá chú trọng đến hàm lượng chất đạm mà quên mất tầm quan trọng của chất xơ đối với quá trình tiêu hóa. Điều này gây nên tình trạng táo bón trầm trọng ở trẻ nhỏ. Việc cung cấp chất xơ từ rau, củ, quả góp phần làm mềm phân, việc đào thải trở nên dễ dàng hơn.
Nhịn đi ngoài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng táo bón nặng ở trẻ nhỏ
Nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ là điều rất quan trọng, các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm. Khi trẻ bị táo bón sẽ có những dấu hiệu đặc biệt sau:
-
Trẻ có cảm giác chán ăn, không thèm ăn bất cứ thứ gì. Tình trạng này lâu dần sẽ dẫn đến sự hấp thu không tốt vitamin và khoáng chất, gây ảnh hưởng đến trí tuệ cũng như sự phát triển không đồng đều về thể chất.
-
Trẻ có cảm giác đau, ngứa thậm chí là xuất hiện máu tươi trong phân. Tình trạng này xuất hiện là do phân bị cứng và to, cọ xát với hậu môn hình thành nên các vết nứt trên da.
-
Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như bệnh liên quan đến ruột, đại tràng,…
-
Trường hợp bé bị táo bón nặng, cố rặn hay do sự căng thẳng khi không đi ngoài được gây nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng trĩ nội, trĩ ngoại. Đây là loại bệnh gây ngứa, đau và chảy máu mỗi khi đi vệ sinh.
Táo bón có thể gây ra tình trạng chán ăn ở trẻ
3. Điều trị tình trạng táo bón nặng ở trẻ nhỏ
Khi con yêu của bạn bị tình trạng táo bón nặng, việc điều trị cần có thời gian và theo chế độ khoa học hợp lý. Mẹ hãy cố gắng chăm sóc bé và tuân thủ những nguyên tắc sau đây để việc điều trị tình trạng trẻ bị táo bón nặng trở nên dễ dàng hơn nhé.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
-
Đối với trẻ đang bú: Mẹ nên cho bé tăng cường bú sữa mẹ vì trong nguồn sữa mẹ có đủ chất béo, protein, chất xơ và nước. Làm giảm tối đa tình trạng táo bón, khiến cho phân bé luôn được mềm.
-
Đối với thời kỳ bé ăn dặm: Các món sữa bột, bột ngũ cốc,… thường thiếu thành phần chất xơ, việc cho bé ăn quá sớm hay quá nhiều sẽ rất dễ khiến bé bị táo bón. Mẹ cần lưu ý để bổ sung chất xơ vào các món ăn dặm cho bé.
-
Đối với trẻ lớn hơn: Tập thói quen cho bé ăn rau, bổ sung hoa quả nhiều thay vì việc ăn khối lượng chất đạm lớn để đảm bảo bé sẽ không bị táo bón, đồng thời nhắc nhở con uống đủ nước mỗi ngày.
Một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ chất xơ có thể giúp bé tránh xa tình trạng táo bón
Tập vận động cho bé
Đối với em bé sơ sinh, mẹ nên chủ động tập cho bé những động tác nhẹ nhàng về tay, chân. Với trường hợp bé đã biết đi thì khuyến khích bé tham gia các hoạt động chạy nhảy, thể thao cùng với các bạn, anh chị.
Đưa trẻ đi khám
Khi thấy con có những triệu chứng bất thường, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, khó chịu,… thì cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Để hạn chế tối đa tình trạng táo bón cũng như việc phải sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh điều trị táo bón ở trẻ, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con yêu. Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ để tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng. Trên đây là những chia sẻ về tình trạng trẻ bị táo bón nặng, hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm con tốt hơn mỗi ngày. Chúc con yêu của các mẹ sẽ luôn thật khỏe mạnh và chóng lớn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!