Các tin tức tại MEDlatec

Trẻ mấy tháng mọc răng và cách giảm khó chịu cho bé

Ngày 21/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Mọc răng là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây cũng là khoảng thời gian khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì sự khó chịu mà trẻ phải trải qua. Vậy trẻ mấy tháng mọc răng và làm sao để con dễ chịu, bớt đau? Cha mẹ có thể tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin hữu ích nhé.

1. Trẻ mấy tháng mọc răng?

Thông thường, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6 sau sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ sẽ mọc sớm hơn hoặc muộn hơn do nhiều yếu tố như di truyền, chất lượng dinh dưỡng.

Có những trẻ từ tháng thứ 4 đã bắt đầu mọc răng, đây được gọi là trường hợp mọc răng sớm. Nếu sau 18 tháng mà con chưa mọc chiếc răng nào thì con đã bị chậm mọc răng, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn.

2. Dấu hiệu nhận biết cho cha mẹ

Có trẻ không có dấu hiệu gì, có trẻ sốt, đau, quấy khóc khi bắt đầu mọc răng. Dưới đây là một số dấu hiệu các bậc cha mẹ có thể tham khảo:

Chảy nước dãi nhiều, liên tục

Trong quá trình mọc răng, dây thần kinh số 5 ở trẻ sẽ được kích thích, dẫn đến việc trẻ tiết ra nhiều nước bọt hơn. Hiện tượng này thường xảy ra liên tục trong suốt thời gian trẻ mọc răng. Ở giai đoạn này khoang miệng của trẻ còn nông và khả năng nuốt nước bọt chưa được hoàn thiện nên dãi sẽ chảy ra ngoài, vì thế cha mẹ nên đeo yếm cho trẻ. 

Trẻ thích gặm, cắn đồ vật

Khi răng mọc sẽ làm nướu ngứa và rất khó chịu. Do đó, trẻ có xu hướng gặm hoặc cắn vào các vật thể xung quanh để giảm bớt sự khó chịu này. Nếu thấy con có những biểu hiện như vậy cha mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy lựa chọn cho con những chiếc gặm nướu bằng silicon hoặc đồ chơi mềm để tránh gây tổn thương.

Trẻ thường sẽ gặm, cắn đồ vật xung quanh do ngứa lợi

Trẻ lười ti, chán ăn

Trong quá trình mọc răng con sẽ khó chịu, thường gặm cắn lung tung dẫn đến nướu bị tổn thương gây nên chán ăn, lười ti.

Trẻ quấy khóc

Khi mầm răng bắt đầu nhú khỏi nướu, một số trẻ sẽ bị đau nhức, quấy khóc trong vòng vài ngày đến vài tuần.

Trẻ sốt

Sốt là một trong những dấu hiệu có thể gặp ở một vài trẻ khi mọc răng. Tuy nhiên, không phải cứ sốt là do mọc răng. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ thay đổi khi mọc răng, bé có thể bị sốt bất thường nhưng chỉ sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt cao thì nguyên nhân không phải là do mọc răng mà bé đang bị nhiễm trùng ba mẹ nên cho con đi khám để tìm nguyên nhân và hướng giải quyết.

3. Quá trình mọc răng ở trẻ

Bên cạnh những thắc mắc trẻ mấy tháng mọc răng thì quy trình mọc răng ở trẻ cũng là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Cha mẹ có thể tham khảo trình tự mọc răng ở trẻ sau:

  • Giai đoạn 6 – 10 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Thông thường, hai chiếc răng cửa ở hàm dưới sẽ mọc trước.
  • Giai đoạn 8 – 12 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa hàm trên bắt đầu nhú.
  • Giai đoạn 9 – 13 tháng tuổi: Trẻ sẽ mọc tiếp 2 chiếc răng cửa hàm trên.
  • Giai đoạn 10 - 16 tháng tuổi: Trẻ sẽ mọc thêm 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới.
  • Giai đoạn 13 – 19 tháng tuổi: Giai đoạn mọc răng hàm bắt đầu.
  • Giai đoạn 16 – 22 tháng tuổi: 2 chiếc răng nanh trên hàm trên xuất hiện.
  • Giai đoạn 17 – 23 tháng tuổi: Trẻ mọc 2 chiếc răng nanh hàm dưới.
  • Giai đoạn 23 – 31 tháng tuổi: 2 chiếc răng hàm tiếp theo bắt đầu nhú lên.
  • Giai đoạn 25 – 33 tháng tuổi: Trẻ mọc tiếp 2 chiếc răng hàm trên cùng.

Thông thường, trẻ sẽ mọc hai chiếc răng cửa dưới đầu tiên

4. Mách bạn những phương pháp giúp trẻ bớt đau khi mọc răng

Bé thường sẽ cảm thấy rất khó chịu trong giai đoạn mọc răng. Dưới đây là một số phương pháp giúp trẻ bớt đau khi mọc răng ba mẹ có thể tham khảo:

Sử dụng ti giả

Khi bé khó chịu, quấy khóc thì cha mẹ có thể cho bé sử dụng ti giả để con bình tĩnh hơn, tạm thời quên đi những cơn đau. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để chơi đùa, đồng hành cùng con trong giai đoạn này.

Ti giả là một trong những phương pháp giúp con bớt đau khi mọc răng hiệu quả

Sử dụng khăn lạnh chườm

Cha mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn lạnh để chườm cho bé giúp giảm sưng đau vùng nướu. Đặc biệt, ba mẹ không cho con uống nước lạnh, ngậm đá viên bởi dễ dẫn đến viêm họng.

Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau có thể làm giảm cảm giác khó chịu và đau đớn khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này có thể dẫn đến các tác dụng phụ. Vì vậy, ba mẹ không nên lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng các loại thuốc giảm đau khi có kê đơn, hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ

Điều này sẽ giúp con tránh được nguy cơ nhiễm trùng răng. Ba mẹ nên sử dụng bàn chải silicon hoặc rơ lưỡi để vệ sinh vùng nướu và răng cho con sau khi ăn. Ngoài ra, khi con rớt rãi, ba mẹ nên lau khô cho con để tránh viêm da.

Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp trẻ mấy tháng mọc răng và những lưu ý khi chăm sóc răng cho trẻ. Hy vọng những thông tin trên có thể hỗ trợ ba mẹ đồng hành cùng con yêu trong hành trình khôn lớn. 

Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ tin cậy để thăm khám cho trẻ thì hãy đến ngay các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, bé yêu sẽ được khám bởi các chuyên gia, bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm, yêu trẻ, cùng sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ sớm tìm ra vấn đề sức khỏe của bé và đưa ra hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, giải đáp thì có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và đặt lịch khám sớm nhất.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.