Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- 20/04/2023 | Suy dinh dưỡng bào thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và hệ lụy
- 08/05/2023 | Trẻ béo phì có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
- 03/05/2023 | Vì sao cần khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?
1. Về khái niệm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng chậm phát triển chiều cao (<90% chiều cao chuẩn) có tính chất mạn tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi. Nếu không được can thiệp hiệu quả, trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ có chiều cao hạn chế trong tương lai, sức khỏe và khả năng lao động cũng kém hơn mức bình thường. Đặc biệt, nếu đến tuổi trưởng thành, bé gái vẫn bị suy dinh dưỡng thấp thì khi sinh con sẽ có nguy cơ con cũng bị suy dinh dưỡng thấp còi.
2. Nguyên nhân gây ra trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
2.1. Nguyên nhân dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thường xuất phát từ vấn đề ăn uống. Trẻ có chế độ ăn thường xuyên thiếu các nhóm chất cơ bản: bột đường, chất béo, khoáng chất, vitamin sẽ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể. Kéo dài tình trạng này khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất:
- Thiếu protein và chất béo: đây là những dưỡng chất cần thiết để tạo năng lượng cho cơ thể và cấu trúc tế bào. Thiếu hụt những dưỡng chất này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và chậm phát triển cơ thể.
+ Thiếu vitamin và khoáng chất: các loại khoáng chất và vitamin như sắt, canxi, kẽm,... có vai trò duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Thiếu hụt những chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
2.2. Nguyên nhân xã hội
- Gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thường không có đủ điều kiện để cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đủ đầy và phong phú.
- Môi trường sống thiếu vệ sinh, nước uống không sạch, ô nhiễm,... có thể gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Nhiều gia đình không có đủ kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nên chăm sóc trẻ không đúng cách.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
3.1. Dấu hiệu về chiều cao
Suy dinh dưỡng thấp còi khi chỉ số chiều cao theo tuổi của trẻ thấp hơn dưới ngưỡng quần thể -2SD. Mẹ cần theo dõi đo chiều cao và ghi chép bằng biểu đồ tăng trưởng mỗi 1 - 3 tháng/ lần.
Thông thường, trẻ dưới 24 tháng sẽ theo dõi chiều dài, trẻ từ 24 tháng trở lên sẽ theo dõi chiều cao. Nếu chiều cao của trẻ thấp hơn so với tiêu chuẩn ở bảng được đối chiếu thì đây là dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ thường gặp nhất ở độ tuổi<5 tuổi. Thời kỳ này, trẻ đang phát triển nhiều kỹ năng, hệ miễn dịch cũng tập thích nghi với môi trường, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Nếu điều kiện chăm sóc dinh dưỡng kém hoặc thường xuyên mắc bệnh nhiễm khuẩn thì trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi.
3.2. Dấu hiệu về hành vi
Nếu bị suy dinh dưỡng, trẻ thường thay đổi về hành vi như: kém linh hoạt, lười tham gia hoạt động vui chơi, hay quấy khóc, bụng to, bắp chân hoặc bắp tay mềm nhão,...
Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi còn bị chậm các mốc kỹ năng bò, ngồi, đi,... so với trẻ cùng độ tuổi.
Suy dinh dưỡng khiến trẻ dễ bị ốm vặt
5. Cách điều trị trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Vì thế, trong 6 tháng đầu kể từ thời điểm sau sinh, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm (từ tháng thứ 6 trở đi), trẻ cần được ăn bổ sung đa dạng các loại thực phẩm của đầy đủ nhóm chất thiết yếu.
Trẻ 6 tháng tuổi cần được duy trì chế độ ăn đa dạng với 1 bữa/ngày. Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, trẻ cần được ăn 2 - 3 bữa/ngày. Từ tháng thứ 10 trở đi, cha mẹ cần điều chỉnh để trẻ ăn 3 - 4 bữa/ngày. Giai đoạn này, trẻ vẫn nên được bú sữa mẹ, trường hợp mẹ không đủ hoặc không có sữa cho bé thì nên cho trẻ uống 400 - 500 ml sữa/ngày.
Ngoài ra, đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ, mẹ cũng cần lưu ý:
- Bổ sung dinh dưỡng với chế độ ăn giàu đạm, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường dưỡng chất thiếu hụt trong cơ thể trẻ.
- Đa dạng hóa khẩu phần ăn gồm các nhóm thực phẩm như rau củ quả, thịt, cá, trứng và sản phẩm từ sữa để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
- Theo dõi sức khỏe, khám dinh dưỡng định kỳ để đánh giá khả năng phát triển của trẻ và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Nếu trẻ có các bệnh lý liên quan đến suy dinh dưỡng như thiếu sắt, thiếu vitamin D thì cần điều trị hiệu quả bệnh lý này kết hợp tăng cường sức khỏe cho trẻ.
- Đọc để hiểu hoặc tham gia các lớp đào tạo về cách lựa chọn, chế biến thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. Tăng cường kiến thức về dinh dưỡng sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và dễ đạt được hiệu quả trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho con.
Nếu đã tham khảo và thực hiện các biện pháp điều chỉnh dinh dưỡng tại nhà nhưng không có dấu hiệu cải thiện thì nên cha mẹ đưa trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa để xác định nguyên nhân trẻ còi xương suy dinh dưỡng và có biện pháp khắc phục tốt nhất.
Cha mẹ nên cho con khám bác sĩ chuyên khoa để kịp thời khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Những hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em không chỉ dừng lại ở mặt thể chất mà còn kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ và tâm lý. Việc cải thiện dinh dưỡng, đảm bảo điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là rất cần thiết. Cha mẹ của trẻ cũng cần được nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ để tránh khiến trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không chỉ đơn giản là vấn đề về dinh dưỡng mà còn có những tác động phức tạp đến sức khỏe, phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, cha mẹ có thể đưa con đến thăm khám tại Chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc liên hệ đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!