Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư bàng quang - Những thông tin Y khoa cần biết!
- 25/06/2022 | Chụp x quang bàng quang trên xương mu - những điều cần biết
- 27/05/2022 | Viêm bàng quang kẽ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 21/09/2022 | Giải đáp thắc mắc: Điều trị viêm bàng quang bằng những phương pháp nào?
1. Ung thư bàng quang được hiểu là như thế nào?
Ung thư bàng quang được hiểu đơn giản là sự xuất hiện của các mô tế bào, khối u ác tính tại bàng quang. Sự xuất hiện của các khối u gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hoạt động của bàng quang. Trong đó, kích thước u bàng quang là không giống nhau đối với mỗi người bệnh.
Khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, các khối u ác tính có khả năng phát triển từ tế bào chuyển tiếp tới lớp cơ bàng quang, sau đó di căn sang các cơ quan xung quanh.
Ung thư bàng quang gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hoạt động của bàng quang
2. Các nguy cơ làm tăng khả năng ung thư tại bàng quang?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư tại bàng quang được xác định như sau:
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp, chất độc hại hay chất phóng xạ là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư tại bàng quang cũng như nhiều căn bệnh ung thư khác.
Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là với các hóa chất chuyển hóa tryptophan, các hóa chất thường xuyên được sử dụng trong ngành công nghiệp sơn, dệt, may mặc, cao su,...
Hút thuốc lá thường xuyên
Người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn gấp 3 lần so với người không hút thuốc. Ngoài ra, có tổng số ½ ca mắc ung thư bàng quang có sự ảnh hưởng của yếu tố này.
Người hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ bị ung thư tại bàng quang
Sử dụng nước uống có Asen
Liên tục sử dụng nguồn nước uống có chứa hàm lượng cao Asen sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư tại bàng quang. Không chỉ vậy, người bệnh cũng có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh ung thư khác như ung thư da, ung thư phổi,... hoặc ngộ độc Asen khi sử dụng trong thời gian dài.
Cung cấp không đủ nước cho cơ thể
Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, quá trình đào thải độc tố thông qua đường bài tiết cũng bị ảnh hưởng. Do đó, nguy cơ lắng đọng cặn, chất độc hại ở bàng quang là cao hơn. Đây là nguyên nhân khiến các tế bào tại bàng quang bị thay đổi và dễ phát triển thành các khối u ác tính.
Các yếu tố khác
Nguy cơ mắc ung thư bàng quang cũng là khác nhau với từng độ tuổi, giới tính, địa điểm sinh sống, các dị tật bẩm sinh hay ảnh hưởng của bệnh lý trong cơ thể người bệnh,...
3. Triệu chứng bệnh của người bị ung thư bàng quang
Dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn sớm
Khi căn bệnh ung thư bàng quang xảy ra, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:
Tiểu ra máu
Khi bị ung thư tại bàng quang, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu máu thành từng đợt, tiểu toàn bãi, tiểu không đau,... Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này là các khối u ác tính phát triển với kích thước ngày càng lớn, gây chèn ép tới niêm mạc bàng quang và gây chảy máu.
Tiểu ra máu là một trong những biểu hiện của ung thư tại bàng quang
Tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ
Khi bàng quang của người bị bị kích thích hoặc giảm thể tích nhanh bởi các khối u, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,... Đặc biệt, nước tiểu thường có màu sẫm hơn bình thường.
Dấu hiệu nhận biết ở giai đoạn muộn
Khi ung thư tại bàng quang bước sang giai đoạn muộn, người bệnh sẽ có các triệu chứng gồm:
-
Đau nhức ở phần hông lưng, đau tại xương mu vùng hạ vị.
-
Đau ở tầng sinh môn.
-
Có xu hướng đau nhức xương khớp nhiều hơn.
-
Cơ thể mệt mỏi, kém ăn.
-
Đau đầu không rõ nguyên nhân.
4. Ung thư tại bàng quang được chẩn đoán với những phương pháp nào?
Tùy theo tình trạng cũng như các triệu chứng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp chẩn đoán sau đây:
-
Xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm kiếm và phát hiện các tế bào ung thư.
-
Soi bàng quang để phát hiện các dấu hiệu, tình trạng bất thường tại bàng quang.
-
Sinh thiết tế bào bàng quang để phát hiện tế bào ung thư.
-
Chụp cắt lớp vi tính.
Với trường hợp người bệnh đã bị ung thư tại bàng quang và cần xác định giai đoạn phát triển của bệnh thì sẽ được áp dụng với các phương pháp chẩn đoán sau đây:
-
X-quang ngực.
-
Chụp CT.
-
Chụp cộng hưởng từ MRI.
-
Xạ hình xương.
5. Phòng ngừa ung thư tại bàng quang cần biết những gì?
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo để phòng ngừa tình trạng ung thư tại bàng quang cần lưu ý tới những yếu tố sau đây:
-
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
-
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
-
Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, nên ưu tiên sử dụng bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại.
-
Uống đủ lượng nước lọc cần được cung cấp cho cơ thể.
-
Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khi không có chỉ định hoặc toa đơn.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 1 - 2 lần/năm.
Uống nhiều nước là biện pháp giúp giảm nguy cơ ung thư tại bàng quang hiệu quả
Ung thư bàng quang là căn bệnh có thể gây ra các biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe như xơ bàng quang, viêm thận, phù thận, trào ngược ống tiết niệu,... Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần nhanh chóng tới các cơ sở, trung tâm y tế để thực hiện thăm khám.
Nếu đang cần thực hiện các kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư tại bàng quang, bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ Chuyên khoa Ung Bướu, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ đưa ra những chẩn đoán, điều trị hiệu quả cho từng khách hàng.
Để được tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!