Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư tinh hoàn có chữa được không, đâu là nguyên nhân gây bệnh?
- 23/06/2022 | “Bỏ túi” ngay các biện pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn
- 13/05/2022 | Cảnh báo các nguyên nhân teo tinh hoàn nam giới
- 02/07/2022 | Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn hiện nay
1. Những nguyên nhân gây bệnh
Với mỗi bệnh lý đều sẽ có một hay nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau, ung thư tinh hoàn cũng vậy. Khi có sự xuất hiện của các khối u ác tính, bản thân người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng các triệu chứng tại vùng kín của mình. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh ung thư tinh hoàn khiến nam giới phải giật mình.
Tuổi tác
Ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư ở nam giới. Hiện nay độ tuổi phổ biến được chẩn đoán mắc bệnh là từ 18 đến 45. Tuy nhiên, ở tuổi thiếu niên và độ tuổi trên 50 cũng vẫn có những trường hợp mắc bệnh lý này.
Nam giới ở độ tuổi nào cũng có thể mắc ung thư tinh hoàn
Nam giới bị ẩn tinh hoàn
Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là lạc chỗ tinh hoàn là trường hợp tinh hoàn nằm ở bụng, không đi xuống bìu, hoặc chỉ xuống một bên. Những trường hợp này phải nhờ y khoa can thiệp kịp thời đề đưa tinh hoàn về đúng vị trí. Đấng mày râu bị tinh hoàn lạc chỗ có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Bởi vậy nếu bị ẩn tinh hoàn nên phẫu thuật càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác liên quan đến cậu nhỏ.
Tiền sử gia đình
Nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc ung thư tinh hoàn chẳng hạn như: ông, bố, anh, em,… thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh. Đặc biệt nếu nam bị ung thư ở một bên có nguy lan sang bên tinh hoàn còn lại.
Chủng tộc
Dù là người da đen hay da trắng cũng có thể mắc ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa nam giới ở các chủng tộc khác nguy cơ bị ung thư tinh hoàn ít hơn nam giới thuộc chủng tộc da trắng. Người da đen hầu như không mắc bệnh lý nguy hiểm này.
Người suy giảm hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch suy giảm do nhiễm HIV, AIDS,... nam giới có thể phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có ung thư tinh hoàn.
Khi hệ miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm HIV bị suy yếu nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn là rất cao
2. Thận trọng với các triệu chứng của ung thư tinh hoàn
-
Khi một hoặc hai bên tinh hoàn có sự xuất hiện đột ngột của một khối u không đau nhưng lại tấy đỏ lên đó rất có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Khi mới xuất hiện kích thước khối u chỉ bằng hạt đỗ nhỏ, càng về sau khối u phát triển với kích thước lớn hơn.
-
Nếu tinh hoạt không bị tác động mạnh mà nam giới lại có cảm giác đau, khó chịu hoặc tê ở bìu bạn nên đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám vì rất có thể đó là dấu hiệu phát hiện sớm của ung thư.
-
Bìu chảy xệ: nam giới thường hay chủ quan nên không để ý, tuy nhiên trong quá trình thăm khám, bác sĩ chỉ cần quan sát là có thể phát hiện sự bất thường này.
-
Đau âm ỉ ở bẹn dưới hoặc háng.
-
Trong bìu bị tích tụ dịch lỏng.
-
Càng về giai đoạn sau người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng hơn các triệu chứng khác như: tiểu buốt, đi tiểu ra máu, khó thở, căng ngực,…
Không nên chủ quan trước những dấu hiệu chảy xệ ở bìu
3. Vậy bị ung thư tinh hoàn có chữa được không?
Lo lắng, hoang mang là tâm lý chung của những người được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn. Cùng với đó là băn khoăn liệu ung thư tinh hoàn có chữa được không. Tuy là một căn bệnh có tính chất nghiêm trọng, nhưng nếu nhận biết bệnh sớm và điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh hoàn toàn có cơ hội sống. Ngược lại, nếu chủ quan lơ là, phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn thì cơ hội sống rất thấp.
Để điều trị ung thư tinh hoàn, trước tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bệnh nhân, khi đã có những chẩn đoán ban đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm như: siêu âm để xác định vị trí, kích thước của khối u, xét nghiệm máu để xác định loại ung thư,.... Ngoài phẫu thuật ra bệnh nhân có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị theo chỉ định của bác sĩ. Ung thư tinh hoàn có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng người bệnh,…
4. Các nguyên tắc phòng ngừa ung thư tinh hoàn hiệu quả
Nam giới nên xây dựng một lối sống khoa học, tránh các tác nhân là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh.
-
Tích cực luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, mỗi ngày nên tập nửa giờ đồng hồ tránh tập quá sức.
-
Bổ sung cơ thể đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
-
Quan hệ tình dục lành mạnh tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh những bệnh xã hội lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV,...
-
Chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… là kẻ thù của ung thư tinh hoàn. Vì vậy, nam giới không nên sử dụng các chất kích thích trên.
-
Tránh mặc quần áo bó sát gây tổn thương cho cơ quan sinh dục. Đồng thời giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ, đảm bảo cậu nhỏ luôn khô thoáng.
-
Tránh thủ dâm với tần suất liên tục.
-
Duy trì thói quen khám Nam Khoa định kỳ một năm 2 lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của bộ phận sinh dục.
Khi có những dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám
Trên đây là những kiến thức hữu ích về bệnh cũng như giải đáp thắc mắc ung thư tinh hoàn có chữa được không. Nếu bộ phận sinh dục nam có biểu hiện khác lạ, nghi ngờ ung thư tinh hoàn hoặc các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục, bạn có thể đến kiểm tra tại Chuyên khoa Nam khoa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!