Các tin tức tại MEDlatec
Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ
- 12/06/2020 | Trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách chữa mẹo cha mẹ nên biết
- 07/10/2020 | Những lý do khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, ngủ không ngon giấc
1. Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình mẹ đã biết chưa?
Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết, thường bắt đầu bằng việc trẻ gồng người lên để vặn mình, đồng thời mặt đỏ lên khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra khi trẻ thức hoặc ngủ, đa phần chỉ kéo dài khoảng vài phút là trẻ lại trở về trạng thái bình thường.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ sơ sinh được chia thành hai nhóm và nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cha mẹ cần có kiến thức để xác nhận trẻ sơ sinh hay vặn mình là do nguyên nhân nào, nếu là bệnh lý thì cần điều trị sớm.
1.1. Trẻ sơ sinh hay vặn mình do nguyên nhân sinh lý
Tình trạng vặn mình sinh lý này có thể gặp ở trẻ sơ sinh từ vài tuần đến 2 tháng tuổi, đến khi trẻ 3 - 4 tuổi hiện tượng này sẽ biến mất. Nguyên nhân do trẻ nằm trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày, khi sinh ra đời còn chưa quen với cuộc sống bên ngoài. Vì thế tế bào thần kinh chưa phát triển hoàn toàn, vỏ não dễ bị kích thích và có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.
Trẻ vặn mình có thể do chưa quen với môi trường ngoài tử cung
Khi bị kích thích thần kinh, trẻ thường có biểu hiện múa vờn hoặc vận động tay chân vô thức. Do vận động sơ sinh còn hạn chế nên trẻ có thể vặn mình hoặc khua tay chân.
Có thể nhận biết trẻ vặn mình do sinh lý bằng cách theo dõi tình trạng này thường xuất hiện sau tác động của yếu tố môi trường như:
-
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Trẻ ngủ ở nơi hoặc tư thế không thoải mái như: đệm quá cứng, gối đầu quá cao, tư thế co quắp không thoải mái, không gian nhiều tiếng ồn và ánh sáng.
-
Thường có động tác vặn mình, cựa quậy, vặn người,… khi đói và trở lại bình thường sau khi bú.
-
Trẻ tiểu nhiều dẫn tới ướt tã, bỉm nhiều.
-
Có phản ứng vặn mình khi tiểu hoặc đại tiện.
Trẻ mặc quần áo hoặc quấn chăn quá chật gây khó chịu nên có phản ứng chống lại như vặn mình, gồng mình, khua tay chân vô thức.
1.2. Trẻ sơ sinh vặn mình do nguyên nhân bệnh lý
Cần cẩn thận nếu biểu hiện vặn mình của trẻ đi kèm với các dấu hiệu bất thường như: ra mồ hôi trộm, ọc sữa, quấy khóc nhiều thì có thể nguyên nhân do bệnh lý hoặc vấn đế sức khỏe như: bệnh đường tiêu hóa, thiếu Canxi, Vitamin D,…
Trẻ vặn mình có thể là dấu hiệu thiếu Canxi
Cần xác định nguyên nhân bệnh lý hay dinh dưỡng này để khắc phục, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Ngoài ra, khi trẻ thường có phản ứng vặn mình, gồng mình, cha mẹ hãy kiểm tra trẻ có bị thương tổn ngoài da không. Việc côn trùng đốt gây ngứa hoặc tổn thương do va đập cũng khiến trẻ đau đớn và có biểu hiện này.
2. Những việc mẹ cần làm để hạn chế tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sơ sinh vặn mình là biểu hiện sinh lý, cha mẹ không nên quá lo lắng và hiện tượng này sẽ hết sau khoảng vài tháng. Song nếu trẻ vặn mình quá thường xuyên, cùng với đó là dấu hiệu quấy khóc, giật mình, đổ mồ hôi, phản ứng quá mức với kích thích,… thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để kiểm tra.
Có thể giảm yếu tố tác động để khiến trẻ hết vặn mình bằng các biện pháp sau:
2.1. Thay quần áo rộng rãi, tã êm ái thấm hút tốt
Khó chịu do quần áo hay tã lót chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ vặn mình. Để cải thiện tình trạng này, đầu tiên hãy lựa chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi và đủ ấm. Ngoài ra, tã sử dụng nên chọn loại thấm hút tốt, giúp trẻ dễ chịu, thoải mái.
Chăn đệm, quần áo và các vật dụng cá nhân của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, vừa tránh côn trùng vừa không gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ.
Không gian không thoải mái có thể khiến trẻ vặn mình khó chịu
2.2. Tắm nắng cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ sơ sinh sức khỏe yếu nên không nên tắm nắng cho trẻ quá sớm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thiếu hụt Vitamin D và Canxi, nhất là ở trẻ sinh non. Điều này khiến trẻ dễ vặn mình, gồng đỏ mặt và khóc thét giữa đêm.
Vì thế, hãy cho trẻ tắm nắng thường xuyên trong khung giờ khoảng 7 giờ sáng để cơ thể tổng hợp Vitamin D, hấp thụ Canxi tốt hơn. Không nên cho trẻ tắm nắng quá muộn khi ánh nắng cường độ mạnh, gây nóng rát bỏng da của bé.
2.3. Xoa dịu trẻ
Trẻ vặn mình là do cảm giác khó chịu hoặc đau đớn, đôi khi là trạng thái tinh thần sợ hãi trước yếu tố kích thích nào đó. Dù do nguyên nhân nào, mẹ nên ôm bé vào lòng để bé có cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, xoa dịu, nói chuyện hay hát ru cho bé sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và có cảm giác an toàn hơn.
2.4. Cho trẻ bú đủ sữa với nguồn sữa tốt
Trẻ sơ sinh nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, sữa mẹ sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhất là nguồn canxi nuôi dưỡng trẻ. Để sữa giàu canxi hơn, mẹ nên ăn uống đầy đủ, nhất là các loại thực phẩm giàu canxi như cá ngừ, cá thu, cá hồi,…
2.5. Kiểm tra làn da trẻ
Tình trạng vặn mình khó chịu có thể do tổn thương ngoài da từ côn trùng hoặc bệnh lý. Vì thế hãy kiểm tra toàn bộ da của trẻ xem có vị trí nào bị nổi mẩn, viêm loét, sưng viêm bất thường không. Nếu có hãy chăm sóc và điều trị để giảm khó chịu cho trẻ.
Trẻ vặn mình có thể do tổn thương da
2.6. Kiểm tra nhiệt độ và điều kiện phòng
Nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng đều kích thích khiến trẻ khó chịu, đặc biệt ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do đó, trẻ sẽ có triệu chứng vừa ngủ vừa vặn mình, hay quấy khóc giữa đêm, ngủ không sâu giấc,…
Hãy kiểm tra và điều chỉnh nếu nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra, nên tạo không gian phòng cho trẻ thoáng mát, độ ẩm thích hợp, sạch sẽ sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Ngoài triệu chứng trẻ sơ sinh vặn mình, các khó chịu khác trẻ thường thể hiện khá rõ qua trạng thái khuôn mặt, tình trạng quấy khóc,… Do đó, cha mẹ nếu chú ý đến các bất thường này ở trẻ sẽ sớm phát hiện và khắc phục được.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!