Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm acid uric giúp theo giõi và chẩn đoán bệnh Gout
- 25/03/2015 | Tăng axit uric máu, khi nào cần điều trị?
- 03/03/2013 | Để giảm a xít uric trong cơ thể
- 20/01/2016 | Thuốc mới trị tăng acid uric máu
- 19/12/2013 | Axit uric cao, khi nào cần dùng thuốc?
1. Xét nghiệm acid uric là gì?
Acid uric là một sản phẩm tự nhiên trong quá trình chuyển hóa nucleotide purine trong cơ thể. Loại nucleotide này có mặt trong thực phẩm mà con người tiêu thụ hàng ngày. Các purine sau khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với enzym có trong đường ruột tạo ra acid uric.
Các acid uric trong cơ thể người hầu hết hòa tan trong máu, được lọc qua thận và thải bằng đường nước tiểu hoặc mồ hôi.
Nếu thận không thể lọc hết hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric sẽ khiến nồng độ acid này tăng lên, điều này dẫn đến gia tăng sự lắng đọng của muối urat tại các khớp. Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh Gout điển hình.
Xét nghiệm acid uric là xét nghiệm kiểm tra nồng độ loại acid này có trong máu hoặc nước tiểu để phát hiện sự bất thường. Nhờ đó chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan một cách kịp thời và hợp lý nhất.
Xét nghiệm acid uric để xác định bệnh nhân bị Gout
2. Xét nghiệm acid uric trong máu
Xét nghiệm acid uric là một xét nghiệm máu thông thường, nhân viên y tế sẽ giúp bạn lấy mẫu máu tĩnh mạch để kiểm tra bằng hệ thống máy móc tự động.
2.1. Mục đích xét nghiệm
- Chẩn đoán tăng acid uric máu, hỗ trợ chẩn đoán bệnh Gout.
- Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị hóa trị hoặc xạ trị.
- Đánh giá chức năng thận, kiểm tra các nguyên nhân gây sỏi thận.
2.2. Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm
- Trong vòng 8 - 10 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm không nên ăn uống bất kỳ thức gì.
- Không sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng mà bác sĩ không chỉ định.
- Không sử dụng các thực uống có cồn hoặc sử dụng chất kích kích trước khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm nồng độ acid uric có trong máu
2.3. Ý nghĩa của nồng độ acid uric có trong máu
Đối với người bình thường lượng acid uric ở hai giới như sau:
- Đối với nam giới: 210 - 420 umol/L.
- Đối với nữ giới: 150 - 350 umol/L.
Trường hợp kết quả cho thấy nồng độ acid uric cao hơn bình thường cho thấy cơ thể đang tạo ra quá nhiều acid uric hoặc giảm thải qua thận. Khi nồng độ này tăng có thể là báo hiệu của một số bệnh như sau:
- Bệnh Gout, viêm khớp cấp tính.
- Bệnh tiểu đường.
- Các bệnh liên quan đến bạch cầu như rối loạn tủy xương.
- Rối loạn chức năng thận, sỏi thận, suy thận cấp.
- Ung thư di căn.
- Chế độ ăn quá nhiều lượng purine.
Trường hợp nồng độ acid uric thấp hơn bình thường, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như sau:
- Hội chứng Fanconi, là một hội chứng hiếm gây ảnh hưởng đến các ống lọc của thận.
- Bệnh Wilson, đây là một bệnh lý di truyền khiến đông tích tụ các mô xuất hiện trong cơ thể.
- Rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận.
- Chế độ ăn uống thiếu nhiều purine.
3. Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu
Vì acid uric là sản phẩm cuối của chuỗi phản ứng chuyển hóa base có nhân purine. Do vậy xét nghiệm nồng độ acid uric trong nước tiểu chúng ta sử dụng phương pháp động học enzyme và được thực hiện hoàn toàn tự động trên hệ thống máy móc hiện đại. Bệnh nhân chỉ cần tuân theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ để lấy mẫu nước tiểu đúng cách.
Xét nghiệm acid uric có trong nước tiểu sử dụng phương pháp động học enzyme
3.1. Mục đích của xét nghiệm
Xét nghiệm này trong nước tiểu thường sử dụng để chẩn đoán các bệnh sau đây:
- Suy thận, đau quặn thận, thận bị ứ nước.
- Các bệnh về khớp như suy khớp hoặc đau khớp.
- Theo dõi các bệnh về máu như thiếu máu do tan máu.
- Quá trình điều trị hóa trị và xạ trị của bệnh nhân ung thư.
- Tiên lượng tình trạng nhiễm độc thai nghén ở các thai phụ.
3.2. Ý nghĩa của nồng độ acid uric có trong nước tiểu
Ở người bình thường nồng độ acid uric có trong nước tiểu là 1200 - 5900 umol/24h.
Trường hợp acid uric có trong nước tiểu cao hơn bình thường thì bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý như sau:
- Bệnh Gout.
- Bệnh bạch cầu, đa u tủy.
- Ung thư di căn.
- Sỏi thận và các bệnh lý khác liên quan đến thận.
Trường hợp nồng độ acid uric thấp xảy ra ở các trường hợp sau:
- Ngộ độc chì.
- Bệnh nhân nghiện rượu mãn tính.
Xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý về thận
4. Phương pháp điều trị tăng acid uric trong máu hiệu quả
Sau khi thực hiện xét nghiệm acid uric có trong máu, nếu như nồng độ acid uric máu tăng không kèm theo triệu chứng tại khớp, thận thì bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp. Giảm bớt đi lượng purine nạp vào trong cơ thể là cách tốt nhất.
Nếu kết quả xét nghiệm acid uric máu tăng kèm theo các triệu chứng tại khớp, thận, cần phải sử dụng thuốc hạ lượng acid uric theo chỉ định của bác sĩ.
Các bệnh nhân bị ung thư đang trong quá trình điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị sẽ khiến cho các tế báo ung thư bị hủy quá nhiều. Điều này dẫn đến sự sản xuất cấp tính acid uric, khi đó bệnh nhân được bác sĩ dự phòng tăng lượng acid uric để tránh tình trạng suy thận cấp.
Trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên bị tăng acid uric mà lại có tiền sử bệnh gout thì phải sử dụng thuốc giảm acid uric theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị theo ý mình hoặc sử dụng các phương pháp chữa trị không có cơ sở khoa học.
Xét nghiệm acid uric là một xét nghiệm quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh Gout và các bệnh lý liên quan đến thận,.... Do đó MEDLATEC khuyên bạn nên đi xét nghiệm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu có vấn đề cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!