Các tin tức tại MEDlatec

Xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không và một số thông tin khác

Ngày 01/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Từ khóa chính: xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không

Xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không và một số thông tin khác

Tiểu đường là một dạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa, nếu không phát hiện và chữa trị đúng cách, sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nhiều bạn băn khoăn liệu phương pháp xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới để tìm câu trả lời.

1. Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường

Bác sĩ cho biết tiểu đường là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp, khi mắc bệnh lượng đường huyết của bạn luôn cao hơn bình thường. Nguyên nhân gây hiện tượng này là: lượng insulin sản sinh ra không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, hoặc cơ thể của bệnh nhân có hiện tượng kháng insulin. Hậu quả là quá trình chuyển hóa đường, chất khoáng, đạm và mỡ bị rối loạn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bệnh tiểu đường không hề hiếm gặp, liên quan đến rối loạn chuyển hóa

Bệnh tiểu đường gồm 2 dạng, đó là tiểu đường type 1 và type 2. Bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 do tế bào beta trong tuyến tụy bị tổn thương, khả năng sản sinh insulin giảm, đường huyết trong máu tăng cao. Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 1 là trẻ nhỏ và người trẻ tuổi. Triệu chứng bệnh khá rõ ràng, ví dụ như: bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt, đói, hay bị khô miệng, khát nước và tần suất đi tiểu tiện tăng so với bình thường.

Tiểu đường type 2 xảy ra ngay cả khi lượng insulin sản sinh ra đáp ứng nhu cầu của cơ thể nhưng cơ thể lại đề kháng lại với insulin, do vậy, không có tác dụng điều hòa lượng đường huyết. Các triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 thường không rõ ràng chính vì thế người bệnh rất khó phát hiện và không điều trị kịp thời nếu không thăm khám sức khỏe tổng quát.

Bên cạnh đó, tiểu đường cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai, được gọi là tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cần chủ động theo dõi và điều trị để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, tiểu đường ở phụ nữ mang thai có đặc điểm là sẽ khỏi sau khi sinh 6 tuần.

2. Góc giải đáp: xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không?

Câu hỏi được nhiều bạn quan tâm là: xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cần nắm được các tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào 4 tiêu chí sau để chẩn đoán người mắc bệnh tiểu đường:

Xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không?

- Lượng Glucose huyết tương lúc đói lớn hơn hoặc bằng 126mg/dL (tương đương 7mmol/L).

- Lượng Glucose huyết tương sau 2 tiếng thực hiện dung nạp glucose đường uống lớn hơn hoặc bằng 200mg/dL (tương đương 11.1 mmol/L).

- Lượng HbA1C lớn hơn hoặc bằng 6.5% (tương đương 48 mmol/mol)

- Lượng Glucose huyết tương tại bất cứ thời gian nào đều lớn hơn hoặc bằng 200mg/dL (tương đương 11.1 mmol/L)

Như vậy, xét nghiệm nước tiểu kết hợp với xét nghiệm máu thường được dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Nếu chỉ xét nghiệm nước tiểu thì việc kết luận bệnh lý tiểu đường là không chính xác.

3. Các chỉ số đáng quan tâm khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Nồng độ glucose trong nước tiểu là chỉ số đáng lưu ý, kết quả xét nghiệm phản ánh khả năng kiểm soát lượng đường dư thừa của cơ thể. Nếu nồng độ glucose trong nước tiểu cao, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Một lưu ý nhỏ là kết quả kiểm tra nồng độ glucose trong nước tiểu không phản ánh nồng độ hiện tại mà là kết quả đo được trong vài giờ trước đó. Để kiểm tra chính xác nồng độ đường, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đường huyết.

Bác sĩ thường kiểm tra nồng độ ceton trong nước tiểu của người nghi mắc đái tháo đường.

Khi xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ cũng sẽ quan tâm tới nồng độ ceton (một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa) trong nước tiểu. Trường hợp nồng độ ceton từ 30 - 50mg/dL là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị tiểu đường. Người bệnh nên theo dõi nồng độ ceton thường xuyên, khi lượng ceton tăng cao, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu xảy ra.

4. Lưu ý dành cho bệnh nhân tiểu đường khi đi xét nghiệm nước tiểu

Sau khi giải đáp được thắc mắc: xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không, chúng ta cần nắm được một số lưu ý trước khi đi xét nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Trước khi xét nghiệm, bạn cần nhịn đói ít nhất 8h, nên hạn chế uống các loại thuốc có tác dụng nhuận tràng, thuốc có thành phần vitamin C, nitrofurantoin,…

Bên cạnh đó, bạn không nên ăn thực phẩm có màu, ví dụ như củ dền hoặc thanh long. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng tới màu nước tiểu, có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm nước tiểu.

Bệnh nhân cần lưu ý gì trước khi xét nghiệm nước tiểu.

Ngoài ra, không nên uống các loại nước có gas trước khi đi xét nghiệm nước tiểu. Chúng ta nên ưu tiên uống nước lọc và không nên uống quá nhiều nước, điều này có thể gây hiện tượng loãng nước tiểu.

Nếu có thắc mắc khác, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

5. Địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường uy tín

Nếu bạn đang tìm đơn vị y tế uy tín, có kinh nghiệm xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường thì có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC là đơn vị y tế hoạt động gần 30 năm và là nơi quy tụ của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị tiểu đường.

Khi thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách có thể yên tâm về chất lượng và kết quả xét nghiệm. Bởi vì MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP nhờ xây dựng thành công hệ thống phòng LAB chuẩn quốc tế.

Bên cạnh việc đến trực tiếp viện để xét nghiệm, Quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC với nhiều ưu điểm vượt trội. Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi kết quả khi thực hiện tại viện. Quý khách có thể tra cứu kết quả xét nghiệm ngay trên website hoặc App của bệnh viện.

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC được nhiều khách hàng hưởng ứng.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không. Đặc biệt, trước khi đi xét nghiệm, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ.

BS Vân đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.