Tin tức

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

Ngày 07/04/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm khá phổ biến và quan trọng để giúp bạn biết được tình trạng sức khoẻ của mình, xác định các vấn đề, bệnh lý có thể mắc phải. Mặc dù vậy, một số người vẫn khá mơ hồ về hình thức chẩn đoán này và thắc mắc liệu xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không. Hãy cùng MEDLATEC đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm nước tiểu có vai trò gì?

Nước tiểu là là chất lỏng do cơ thể bài tiết ra ngoài môi trường, trong đó chứa nhiều chất cặn bã và chất thải của cơ thể. Đây là một chất quan trọng, thông qua sự biến đổi về các chỉ số và thành phần trong nước tiểu, có thể nhận thấy những bất thường trong việc chuyển hoá. Vì thế, để xác định các bệnh lý, các bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Hình thức xét nghiệm này thường được thực hiện trong việc chẩn đoán các trường hợp như rối loạn chức năng gan, thận, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lý liên quan khác. Đồng thời, người bệnh trong quá trình điều trị các bệnh lý trên thực hiện xét nghiệm nước tiểu để theo dõi quá trình phục hồi của bệnh.

2. Các phương pháp xét nghiệm nước tiểu

Có 3 phương pháp thường được sử dụng để xét nghiệm nước tiểu. Đó là;

Phương pháp trực quan

Phương pháp này đòi hỏi sự quan sát cẩn thận các đặc điểm của nước tiểu bằng mắt thường. Màu sắc nước tiểu ở người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách, điều này còn phụ thuộc vào độ đặc loãng của nước tiểu. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thuốc, thực phẩm,..

Có thể dùng phương pháp trực quan để xét nghiệm nước tiểu

Có thể dùng phương pháp trực quan để xét nghiệm nước tiểu

Nếu nước tiểu có màu sắc bất thường, khả năng cao là người khám đã mắc phải các tình trạng như cơ thể mất nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, bệnh lây qua đường sinh dục,...

Sử dụng kính hiển vi

Phương pháp này có thể kiểm tra các yếu tố có trong nước tiểu như vi khuẩn, vi trùng, tế bào, phôi tiết niệu,... Các xét nghiệm kính hiển vi để phân tích thành phần nước tiểu thường dùng như là kiểm tra hồng cầu, kiểm tra phôi tiết niệu, phát hiện vi khuẩn, ký sinh trùng,...

Sử dụng que thử

Que thử được sử dụng trong trường hợp kiểm tra các chất hoá học có trong mẫu bệnh phẩm. Các bác sĩ có thể biết được nồng độ và các chất hoá học hiện diện thông qua sự thay đổi màu sắc của que thử. 

Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng que thử trong các xét nghiệm nước tiểu như: kiểm tra độ pH, tính trọng lượng riêng của nước tiểu, xét nghiệm protein trong nước tiểu, kiểm tra nồng độ glucose, Bilirubin và xeton,...

Xét nghiệm nước tiểu

- Xét nghiệm nước tiểu bằng máy tự động hoặc bán tự động: định lượng chính xác nồng độ các chất có trong nước tiểu.

- Xét nghiệm bằng phương pháp sinh học phân tử PCR: ví dụ như trong phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Cấy nước tiểu: giúp bác sĩ xác định được mức độ nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh thích hợp sử dụng trong điều trị.

3. Xét nghiệm nước tiểu thực hiện cần khi nào?

Sau đây là những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu:

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, đánh giá sức khoẻ trước khi thực hiện phẫu thuật, khám tổng quát, sàng lọc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh gan, thận, huyết áp cao,...

  • Bệnh nhân có các triệu chứng như tiểu ra máu, sốt cao, tiểu buốt, đau, đau bụng dưới hoặc đau mạn sườn.

  • Nghi ngờ mắc một trong các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường khó kiểm soát, cơ bị suy nhược, viêm thận hoặc viêm cầu thận, có protein lẫn trong nước tiểu,...

  • Theo dõi quá trình điều trị bệnh đối với các bệnh liên quan đến suy thận, huyết áp, lupus tiểu đường, tình trạng tiểu ra máu, có protein lẫn trong nước tiểu,...

  • Chị em phụ nữ thử thai và thăm khám thai kỳ định kỳ.

Chị em khi khám thai định kỳ cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Chị em khi khám thai định kỳ cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu 

4. Xét nghiệm nước tiểu có phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không là thắc mắc của không ít người. Được biết, việc tiêu thụ thức ăn có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, để cho ra kết quả chính xác nhất, quý khách tốt nhất nên vừa nhịn ăn vừa nhịn uống.

Cụ thể, trước khi thực hiện xét nghiệm từ 4 - 6 tiếng bạn không nên ăn hay uống bất kỳ thứ gì. Giải thích cho điều này là vì sau khi thức ăn được hấp thụ sẽ chuyển thành đường glucose để chuyển thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, lúc này nồng độ đường, mỡ trong máu tăng cao, nếu thực hiện xét nghiệm có thể làm sai lệch kết quả.

Không nên ăn uống trước khi xét nghiệm nước tiểu

Không nên ăn uống trước khi xét nghiệm nước tiểu 

Đặc biệt, không được tiêu thụ các thử phẩm khiến màu sắc của nước tiểu thay đổi như quả mâm xôi, củ dền đỏ,... Nếu sử dụng phương pháp trực quan để xét nghiệm nước tiểu thì các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sai. 

Ngoài ra, bạn nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng để đỡ mất nhiều thời gian nhịn đói hơn, đỡ cảm thấy mệt mỏi. Bởi nếu xét nghiệm vào buổi chiều, người bệnh không chỉ phải nhịn đói cả đêm trong khi ngủ mà còn phải nhịn thêm một buổi sáng nữa. Như vậy, người bệnh sẽ không còn năng lượng để làm việc cũng như tham gia các hoạt động thường ngày.

5. Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu uy tín

Nếu quý khách băn khoăn không biết nên đến cơ sở y tế nào để thực hiện xét nghiệm nước tiểu thì hãy lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC hội tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn. Đặc biệt, MEDLATEC được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, hệ thống máy xét nghiệm được thực hiện đồng bộ, đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng nhận CAP do Hoa Kỳ cấp. 

Ngoài ra, MEDLATEC đã và đang triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tiện lợi với chi phí như thực hiện tại bệnh viện, khách hàng chỉ mất thêm 10.000đ phụ phí đi lại, trả kết quả.

Dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC

Dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC 

Về kết quả, mẫu bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm và cho ra kết quả trong thời gian sớm nhất. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi tới tận nhà hoặc quý khách cũng có thể tra cứu trên website: medlatec.vn, app My Medlatec.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không. Nếu quý khách còn thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC, xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng của bệnh viện 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ