Các tin tức tại MEDlatec
Xót xa mắc bệnh ung thư hiếm gặp vì chủ quan không đi khám trong 1 năm
Phát hiện ung thư sau gần 1 năm chủ quan không đi khám bệnh
Thăm khám bệnh nhân N. T. T. N vào một ngày cuối tháng 10, bác sỹ Nguyễn Thị Huyền - chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Bệnh nhân phát hiện ở vị trí phần mềm 1/3 đùi trái có khối sưng to làm thay đổi chu vi đùi trái so với đùi phải hơn 10 cm, sờ nóng, mật độ chắc, ấn đau; khối này phát triển chủ yếu mặt sau đùi trái gây chèn ép ảnh hưởng đến vận động gấp gối trái của bệnh nhân.
Ung thư xương rất hiếm gặp nhưng bệnh nhân không nên chủ quan khi thấy chân đau bất thường.
Chia sẻ về quá trình bệnh, bệnh nhân N. cho biết: “Khoảng 1 năm nay thấy tự nhiên sưng phần mềm 1/3 dưới đùi trái từ từ tăng dần, không sưng nóng đỏ, không đau, không hạn chế vận động khớp, nên chủ quan không đi khám.
Thời gian 3-4 tháng nay đùi trái sưng nhiều hơn, có nóng, không đỏ, không sốt; đau xuất hiện khi đi lại nhiều, tăng về đêm và chiều tối, có hạn chế vận động gấp gối và sút 7-8 kg trong hơn 2 tháng. Cuối tháng 7/2018, bệnh nhân khám theo tuyến BHYT, được chẩn đoán thoái hóa khớp gối, kê đơn điều trị ngoại trú và điều trị thêm đông y nhưng không giảm”.
Do tình trạng đùi sưng nhiều hơn, được kê đơn và điều trị không khỏi nên bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.
“Trước các triệu chứng lâm sàng bất thường đó, bệnh nhân N. đã được chỉ định làm các xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X quang và MRI vùng đùi T. Kết quả siêu âm vùng mềm đùi trái sát màng xương 1/3 dưới xương đùi trái có khối giảm âm không đều rất lớn dạng tổ chức, có tín hiệu mạch trên siêu âm Doppler và hình ảnh trên phim X quang xương đùi trái; MRI phần mềm đùi trái: theo dõi Sarcoma xương đùi T xâm lấn phần mềm, vì vậy, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi Sarcoma xương đùi trái và chỉ định nhập viện nội trú làm sinh thiết chẩn đoán.
Sau khi được PGS. TS Đoàn Hữu Nghị - Chuyên gia Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khám, tư vấn và trực tiếp sinh thiết mở, kết quả chẩn đoán xác định sarcoma sụn đùi trái mức độ biệt hóa vừa và được chuyển tuyến chuyên khoa để điều trị”- BS Huyền chia sẻ.
Sarcoma sụn là gì?
Sarcoma sụn (Chondrosarcoma) là khối u xương phổ biến thứ 2 và chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp u xương ác tính. Những khối u này xuất hiện nhiều ở những tế bào sụn và có thể phát triển nhanh hoặc phát triển chậm.
U nguyên phát thường xuất hiện ở xương dài như xương đùi hoặc ở khung chậu, nếu thứ phát là do thoái hóa của u sụn hay u xương sụn.
Bệnh ung thư xương ai dễ mắc?
Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ tế bào của xương đó là tế bào xương tạo sụn, tế bào mạch máu và liên kết. Bệnh ung thư xương hiếm gặp, chiếm khoảng 0,2 – 0,5% trong các bệnh ung thư. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở thanh thiếu niên, nam nhiều hơn nữ.
Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ tế bào của xương.
Theo BS Nguyễn Thị Huyền: Không giống như những khối u xương khác, sarcoma sụn lại phổ biến ở những người trên 40 tuổi. Bệnh này khá phổ biến ở nam giới, dễ lây lan đến các hạch bạch huyết và phổi. Sarcoma sụn ảnh hưởng nhiều nhất là ở xương chậu và xương hông.
Dấu hiệu ung thư xương
Nếu xuất hiện một trong số triệu chứng thường gặp sau, người bệnh nên khám ngay để loại trừ ung thư xương đó là:
- Đau hông lưng, đau các xương dài dai dẳng không rõ nguyên nhân.
- Đau xương khớp tăng về đêm, mệt mỏi, sút cân, vận động khó khăn.
- Có cảm giác đau nhức xương do khối u đè nén lên các dây thân kinh và mạch máu.
- Xuất hiện khối u cứng, khi ấn nhẹ có thể gây đau hoặc không đau.
- Xương dễ gãy hoặc gãy xương không có chấn thương, dị tật xương.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị ung thư xương, ví dụ như:
- Bức xạ ion hóa (Ung thư xương xuất hiện sau tia xạ).
- Chấn thương.
- Rối loạn di truyền.
- U xương lành tính chuyển dạng ác tính.
Chẩn đoán ung thư xương
- Chẩn đoán định hướng: Dựa vào lâm sàng (đau, xuất hiện khối u, gãy xương bệnh lý) và hình ảnh X quang xương.
- Chẩn đoán xác định: Dựa vào mô bệnh học bằng các phương pháp sinh thiết kim lớn, sinh thiết tức thì hoặc sinh thiết mở.
Phương pháp điều trị ung thư xương
Điều trị ung thư phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, nhưng nguyên tắc chung là phối hợp điều trị đa mô thức.
- Phẫu thuật: Tiến hành cắt bỏ khối u tại chỗ.
- Xạ trị: Sử dụng nguồn năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Hóa trị: Hóa trị có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Là phương pháp dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
- Điều trị đích (targeted therapy): Là phương pháp điều trị mới sử dụng các kháng thể đơn dòng hoặc các chất ức chế phân tử nhỏ để tác dụng đặc hiệu vào tế bào ung thư nhưng ít gây hại cho tế bào của mô bình thường.
Bác sĩ Huyền khuyến cáo: Ung thư là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại, vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị bệnh giai đoạn sớm. Đồng thời, nếu phát hiện những thay đổi bất thường, người dân đi khám cần báo ngay cho bác sỹ biết để có hướng chẩn đoán và xử lý kịp thời.
CHUYÊN KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP - BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC
Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên sâu, giàu y đức và đầu tư đồng bộ máy móc hiện đại (Xét nghiệm, máy đo loãng xương tia X năng lượng kép, máy X quang, chụp cắt lớp vi tính,...), chuyên khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có điều kiện phục vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa như:
Kiểm tra loãng xương tại MEDLATEC.
- Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nội khoa cơ xương khớp thường gặp: + Bệnh khớp tự miễn (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên, lupus ban đỏ hệ thống,...); + Bệnh khớp do thoái hóa khớp; + Bệnh khớp nhiễm khuẩn; + Bệnh khớp do chuyển hóa và rối loạn nội tiết (gout, viêm khớp do đái tháo đường,...); + Bệnh khớp do rối loạn mạch máu - thần kinh; + Các rối loạn về xương hoặc sụn (loãng xương: nguyên phát/ thứ phát, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, bệnh Paget); + Bệnh của hệ thống phần mềm (viêm bao gân, viêm gân, các nang, kén do thoát vị/ viêm bao hoạt dịch). - Thực hiện các thủ thuật: Tiêm khớp, hút dịch khớp, tiêm các điểm bám gân, tiêm ngoài mang cứng, tiêm chất nhờn tại khớp,... - Điều trị thoái hóa khớp gối và phần mềm quanh khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. - Điều trị các bệnh lý tự miễn bằng các thuốc sinh học như Actemra, Simponi,... - Điều trị loãng xương bằng thuốc Aclasta truyền tĩnh mạch 1 năm/ 1 lần, Bonvina tiêm tĩnh mạch mỗi 3 tháng/ lần nhằm hạn chế việc bệnh nhân loãng xương phải uống thuốc chống loãng xương hàng tuần, hạn chế quên thuốc và đặc biệt tránh các tác dụng phụ như trào ngược dạ dày - thực quản.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!