Các tin tức tại MEDlatec
Ý nghĩa xét nghiệm tế bào dịch trong chẩn đoán và điều trị bệnh
- 02/07/2014 | Tràn dịch màng phổi không chỉ đơn thuần bệnh lao
- 01/02/2020 | Xét nghiệm dịch màng phổi giúp chẩn đoán bệnh do tràn dịch màng phổi
1. Xét nghiệm tế bào dịch các màng là gì?
Xét nghiệm tế bào dịch các màng là một phần trong các xét nghiệm tế bào học nói chung (Cytology hoặc Cytophathology).
Xét nghiệm tế bào dịch nhằm xác định các thành phần tế bào học có trong mẫu dịch cũng như các thành phần hóa học khác do các tế bào tiết ra. Bằng các kĩ thuật đơn giản cũng như thiết bị phân tích hiện đại, sẽ giúp các bác sĩ nhận định được dịch bất thường trong các khoang là dịch do các tế bào lành tính hay ác tính tiết ra.
Cùng với đó, quan sát dưới kính hiển vi quang học các nhà tế bào học có thể quan sát được trong mẫu dịch có tế bào ác tính hay không, có vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng gây bệnh hay không.
2. Thế nào là tràn dịch bất thường các khoang trong cơ thể?
Các khoang cơ thể thực ra là khoang ảo, trong chỉ chứa vài ml dịch bôi trơn có thành phần cấu tạo như huyết thanh, gồm glucose, chất điện giải và acid hyaluronic, giúp lá thành và lá tạng trượt lên nhau một cách dễ dàng trong các chuyển động của phổi, nhu động đường tiêu hóa nhịp đập của tim.
Đối với mỗi khoang có một lượng dịch sinh lý nhất định giúp duy trì hoạt động trên được gọi là dịch màng phổi, dịch màng tim và dịch màng bụng. Lượng dịch sinh lý các khoang:
+ Khoang màng phổi: 10 - 15 ml dịch màng phổi.
+ Khoang màng tim: 15 - 30 ml dịch màng tim.
+ Khoang màng bụng:
Nam: không có hoặc có rất ít dịch màng bụng.
Nữ: 0 - 20 ml dịch màng bụng.
Hình 1: Hình ảnh tràn dịch màng phổi phải
Những dịch này được tạo ra liên tục từ huyết tương trong lòng mạch, thấm qua lớp tế bào nội mô mạch máu để vào khoang cơ thể, sau đó được hút trở lại tĩnh mạch và mạch bạch huyết, dưới tác động chủ yếu của các yếu tố tác động như áp lực thủy tính, áp lực thẩm thấu keo của huyết tương, tính thấm thành mạch và sự dẫn lưu vào mạch bạch huyết.
Sự cân bằng giữa các yếu tố trên giúp duy trì lượng dịch trong khoang cơ thể chỉ có vài mililit, trong khi lượng dịch được tạo ra mỗi ngày có thể lên đến 5 - 10 lít. Vì vậy, khi sự cân bằng này mất đi, dịch sẽ ứ lại trong khoang cơ thể gây ra tình trạng tràn dịch. Dịch này sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và tiến hành làm xét nghiệm tế bào dịch nhằm xác định nguyên nhân gây ra tràn dịch khoang cơ thể.
3. Dịch được lấy ra khỏi cơ thể bằng cách nào?
Dịch trong các khoang cơ thể được lấy ra bằng kim chọc hút chuyên dụng sau đó được hút trực tiếp vào xilanh để làm xét nghiệm. Nếu trường hợp tràn dịch số lượng lớn, dịch sẽ được dẫn lưu ra ngoài.
Việc lấy mẫu này sẽ được thực hiện tại phòng thủ thuật. Tùy theo vị trí lấy mẫu mà bệnh nhân sẽ nằm hoặc ngồi để thuận tiện nhất cho bác sĩ và giảm tai biến cho bệnh nhân.
Sau đó bác sĩ sẽ sát khuẩn và gây tê tại chỗ để tránh nhiễm trùng và giảm đau đớn cho bệnh nhân.
Hình 2: Chọc hút dịch màng phổi.
4. Xét nghiệm tế bào dịch được thực hiện ra sao?
Dịch sau khi lấy ra khỏi cơ thể sẽ được chuyển ngay tới phòng xét nghiệm. Tại đây, bằng các kĩ thuật xử lý đặc biệt như ly tâm, thu cặn tế bào, nhuộm màu, các nhà tế bào học sẽ quan sát, nhận định hình thái của các thành phần trong mẫu dịch.
Từ đó kết luận là dịch có tế bào ung thư hay không, thành phần tế bào chính trong dịch là gì và định hướng nguyên nhân gây tràn dịch bất thường.
Hình 3: Hình ảnh tế bào ác tính trong dịch màng phổi
5. Ý nghĩa của xét nghiệm tế bào dịch
Ưu điểm: cho kết quả nhanh, chính xác, định hướng được nguyên nhân gây tràn dịch, dễ dàng lấy lại nếu nghi ngờ hoặc lượng dịch không đủ để đưa ra kết luận.
Nhược điểm: độ nhạy chưa cao, phụ thuộc và lượng tế bào có trong mẫu dịch lấy được.
6. Các tai biến có thể xảy ra?
- Chảy máu tại vị trí chọc do kim tiêm chọc vào vị trí động mạch liên sườn.
- Dị ứng với thuốc gây tê.
- Choáng, ngất do bệnh nhân lo sợ, do cơ thể yếu hoặc do phản xạ giao cảm.
- Tràn khí màng phổi.
- Bội nhiễm.
Tuy nhiên, đây là các tai biến hiếm gặp, để giảm thiểu tối đa các tai biến này bệnh nhân cần được chuẩn bị kỹ lưỡng các thăm dò liên quan, thực hiện tại các đơn vị uy tín và bởi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.
7. Một số xét nghiệm khác giúp chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch khoang cơ thể
Ngoài xét nghiệm tế bào dịch còn có những xét nghiệm khác: Sinh hóa, huyết học, vi sinh,… hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch khoang cơ thể.
- Xét nghiệm Sinh hóa: định lượng protein dịch, glucose dịch, ure dịch, LDH dịch, albumin dịch, điện giải dịch,…
- Xét nghiệm Huyết học: Tổng phân tích dịch,…
- Xét nghiệm Vi sinh: Soi dịch, cấy dịch, pandy dịch,…
- Sinh học phân tử: PCR dịch, PCR dịch tìm lao,…
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với mũi nhọn là lĩnh vực xét nghiệm, hội tụ các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực: GS.TS Nguyễn Anh Trí - Nguyên viện trưởng viện Huyết học - Truyền máu TW , PGS.TS Tạ Văn Tờ - Giám đốc trung tâm Giải phẫu bệnh - Sinh học phân tử Bệnh viện K, PGS.TS Phạm Thiện Ngọc - Chuyên gia Sinh hóa,… tự tin mang lại cho bạn kết quả xét nghiệm tế bào dịch và các xét nghiệm khác chính xác nhất.
Với 3 cơ sở tại Hà Nội và rất nhiều chi nhánh tại các tỉnh trên khắp cả nước, cùng đội ngũ chăm sóc sức khỏe tại nhà dày dặn kinh nghiệm, làm việc chuyên nghiệp MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ mọi khách hàng, mọi lúc, mọi nơi với châm ngôn “Dịch vụ tốt, chất lượng cao”
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm đã đạt được nhiều thành tựu trong khám chữa bệnh, Bệnh viện sở hữu những kỹ thuật máy móc hiện đại nhất, phòng lab đạt tiêu chuẩn 15189 : 2012, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tay nghề giỏi - tất cả sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng nhất khi tới khám bệnh tại Bệnh viện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!