Các tin tức tại MEDlatec

Xét nghiệm âm tính HPV: Giải đáp những câu hỏi được quan tâm

Ngày 10/11/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Kết quả xét nghiệm HPV có thể là âm tính hoặc dương tính. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan khi nhận kết quả xét nghiệm âm tính HPV. Bởi nếu thực hiện tại cơ sở y tế không đạt chuẩn, kết quả phân tích đôi khi vẫn sai lệch. Nhưng nếu nhận kết quả xét nghiệm dương tính thì nên làm gì tiếp theo? Bài chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này.

1. Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus HPV phổ biến 

1.1. Xét nghiệm Pap Smear 

Pap Smear là phương pháp xét nghiệm tế bào học phục vụ thu thập, phân tích tế bào tại cổ tử cung. Nhờ vậy, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường về mặt cấu trúc, hình thái,... giúp sàng lọc sớm ung thư. Loại hình xét nghiệm này cũng hỗ trợ đánh giá nguy cơ nhiễm virus HPV. 

Mẫu xét nghiệm được sử dụng để phân tích đây là mẫu dịch lấy tại cổ tử cung. Để lấy mẫu bệnh phẩm, bác sĩ cần dùng đến mỏ vịt chuyên dụng từ từ đưa vào phía trong âm đạo để mở rộng và giữ thành âm đạo cố định. Sau khi quan sát rõ vùng tử cung, bác sĩ bắt đầu lấy mẫu tại tử cung bằng que gỗ. Mẫu bệnh phẩm sau đó được đem tới phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích.

1.2. Xét nghiệm DNA của HPV

Đây là kỹ thuật xét nghiệm hiện đại ứng dụng máy chiết tách DNA công nghệ cao để kiểm tra sự tồn tại với virus HPV. Mặc dù không thể giúp khẳng định 100% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung hay không nhưng thông qua kết quả phân tích, bác sĩ có thể xác định virus gây bệnh đã hiện diện trong cơ thể hay chưa. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được phần nào nguy cơ mắc bệnh trong tương lai cũng như hỗ trợ bệnh nhân xây dựng cách phòng ngừa hiệu quả. 

Xét nghiệm DNA HPV giúp kiểm tra sự tồn tại của virus HPV

Xét nghiệm DNA của HPV thường triển khai song song cùng với xét nghiệm Pap Smear. Trong một số trường hợp, kỹ thuật phân tích này còn thực hiện đồng thời cùng xét nghiệm Thinprep trong sàng lọc, phát hiện sớm nguy cơ gây ung thư. 

1.3. Xét nghiệm Thinprep

So với Pap Smear, xét nghiệm Thinprep có phần hoàn thiện hơn. Mẫu bệnh phẩm trong xét nghiệm này là mẫu tế bào lấy tại vùng cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ tiếp tục xử lý tế bào bằng chất lỏng định hình rồi chuyển vào lọ Thinprep. 

Tiếp theo, mẫu bệnh phẩm lại được bảo quản và đưa đến phòng thí nghiệm. Quá trình xử lý tiêu bản diễn ra tự động. 

2. Thế nào là xét nghiệm âm tính HPV? 

Xét nghiệm âm tính HPV là kết quả cho thấy cơ thể không bị nhiễm virus HPV. Nói cách khác, thông qua kết quả này, bạn có thể hiểu rằng cơ thể chưa bị virus HPV xâm nhập hoặc loại virus này đã bị tiêu diệt trước đó. 

Xét nghiệm âm tính HPV cho biết cơ thể chưa bị nhiễm virus HPV

Nhìn chung, kết quả âm tính của xét nghiệm HPV là tín hiệu tốt nhưng không nên chủ quan. Bởi virus HPV vẫn tấn công vào cơ thể bất kỳ khi nào nếu bạn lơ là phòng tránh. 

Do vậy để chủ động phòng ngừa, bạn cần tiêm vắc xin phòng HPV nếu vẫn còn trong độ tuổi đủ điều kiện tiêm. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý theo dõi tình hình sức khỏe, duy trì lịch thăm khám định kỳ. 

3. Phải làm gì tiếp theo nếu kết quả xét nghiệm HPV dương tính? 

Trường hợp không may nhận kết quả dương tính với virus HPV, bạn không nên quá lo lắng. Lúc này, bạn hãy bình tĩnh nghe tư vấn của bác sĩ. Với người dương tính với virus HPV, bác sĩ đôi khi sẽ chỉ định thêm xét nghiệm chuyên sâu hơn, hướng dẫn bệnh nhân giám sát, theo dõi tình hình sức khỏe cơ thể. Cụ thể như: 

  • Giám sát tình hình sức khỏe: Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp tiêu diệt hoàn toàn virus HPV. Tuy nhiên, người bị nhiễm virus vẫn có thể duy trì cuộc sống bình thường nếu biết cách áp dụng lối sống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng, tích cực luyện tập thể dục thể thao, theo dõi những bất thường của cơ thể để đi kiểm tra, xử lý kịp thời. 
  • Soi kiểm tra tử cung: Kỹ thuật này chủ yếu áp dụng khi bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình khám sàng lọc, người bệnh xuất hiện triệu chứng của bệnh lý ung thư cổ tử cung. Thông qua việc soi cổ tử cung, bác sĩ có thể xác định tìm kiếm dấu hiệu bất thường tại cổ tử cung. 
  • Sinh thiết: Là phương pháp hỗ trợ phát hiện ung thư tử cung có độ chính xác cao. Tuy nhiên, quá trình lấy mẫu dễ khiến người bệnh bị đau hoặc chảy máu trong vài ngày.
  • Tiến hành loại bỏ tế bào ung thư: Thực hiện thông qua biện pháp phẫu thuật, sử dụng thuốc, đốt điện,... theo chỉ định của bác sĩ. 

Bạn hãy bình tĩnh nghe tư vấn của bác sĩ khi nhận kết quả dương tính với virus HPV

5. Cách phòng ngừa lây nhiễm virus HPV nên áp dụng? 

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, sống chung thủy một vợ một chồng. 
  • Lưu ý có biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Nữ giới nên làm xét nghiệm kiểm tra HPV hàng năm hoặc định kỳ 3 năm 1 lần. 
  • Nữ giới 9 đến 26 tuổi cần chủ động tiêm vắc xin phòng virus HPV. Hiện nay, nam giới cũng là đối tượng có thể tiêm phòng HPV để bảo vệ bản thân. 
  • Hãy đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. 

Phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 nên tiêm vắc xin phòng virus HPV

5. Làm xét nghiệm HPV ở đâu thì đảm bảo chất lượng?

Kết quả âm tính với HPV khi làm xét nghiệm đôi khi vẫn bị sai lệch nếu thực hiện tại cơ sở y tế không đủ điều kiện. Do vậy, để đảm bảo tính chính xác, bạn nên ưu tiên làm xét nghiệm tại những địa chỉ uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

Hiện nay, MEDLATEC là đơn vị y tế quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi. MEDLATEC cũng đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm hiện đại bậc nhất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được trao tặng chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy chụp cộng hưởng từ MRI,... nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. 

Nhiều khách hàng đã tin tưởng dịch vụ xét nghiệm tại MEDLATEC 

Trên đây là các thông tin về xét nghiệm dương tính, âm tính HPV và các cách phòng bệnh bạn đọc có thể tham khảo. Bên cạnh việc đến trực tiếp viện để xét nghiệm, Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tự lấy mẫu tại nhà riêng tư và tiện lợi của MEDLATEC. Quý khách sẽ được MEDLATEC cung cấp bộ dụng cụ và tự lấy mẫu theo hướng dẫn của MEDLATEC, mẫu này sẽ được nhân viên y tế của MEDLATEC chuyển về Trung tâm Xét nghiệm để phân tích. Để được tư vấn thêm và đặt lịch xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.