Tin tức
Áp dụng mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa thế nào và có hiệu quả không?
- 26/02/2022 | Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà cực dễ cực nhanh
- 10/01/2025 | Lý giải hiện tượng nuốt đau họng như bị hóc xương và cách điều trị
- 21/04/2023 | Tìm hiểu các cách lấy dị vật trong họng an toàn
- 01/06/2023 | Trẻ nuốt dị vật phải làm sao? Những điều cha mẹ cần biết
- 30/06/2023 | Dị vật đường thở có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa như thế nào
1. Cách nhận biết tình trạng hóc xương cá
Hóc xương cá là một tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, dù chỉ là một miếng xương nhỏ trong bữa ăn. Theo đó, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra tình trạng hóc xương cá qua những biểu hiện sau:
- Đau và khó nuốt: Cảm giác đau hoặc vướng víu ở cổ họng và chỉ khó chịu ở một điểm duy nhất trong cổ họng là triệu chứng phổ biến nhất khi bị hóc xương cá. Cảm giác này rất rõ rệt ngay cả khi bạn chỉ nuốt nước bọt.
- Khó thở và ho: Nếu xương cá kẹt trong đường thở, bạn có thể gặp phải tình trạng ho kích thích sặc sụa hoặc thở khò khè, khó thở tạm thời.
- Đau ngực và sốt: Hóc xương lâu ngày trong đường thở khiến bạn cảm thấy đau ngực, cảm giác như có vật gì đè nén. Khi xương cá gây viêm, tổn thương mô xung quanh, bạn có thể sẽ bị sốt.
- Cảm giác vướng víu nhẹ: Trong một số trường hợp, xương cá có thể không gây đau mà chỉ khiến bạn cảm thấy vướng víu nhẹ ở họng.
Ho và khó thở là biểu hiện dễ nhận biết
2. Hóc xương cá nguy hiểm như thế nào?
Vì hóc xương cá là vấn đề thường gặp nên có không ít người chủ quan khi mắc phải. Thực tế, nếu không xử lý kịp thời, hóc xương cá có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn, cụ thể như:
2.1. Tắc nghẽn đường thở
Một trong những nguy hiểm lớn nhất khi bị hóc xương cá là tắc nghẽn đường thở. Nếu xương cá kẹt trong họng hoặc thanh quản, nó có thể gây Khó thở, thậm chí làm ngừng thở trong trường hợp xương cá làm tắc nghẽn hoàn toàn khí quản. Nếu không xử lý kịp thời, sức khỏe và tính mạng của bạn có thể bị đe dọa.
2.2. Nhiễm trùng và viêm
Khi xương cá mắc lại trong cổ họng quá lâu, nó có thể gây ra các vết thương nhỏ hoặc tổn thương niêm mạc họng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nhiễm trùng và viêm. Triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau rát, sưng cổ hoặc thậm chí là khó nuốt.
Nguy cơ nhiễm trùng niêm mạc cao khi hóc xương
2.3. Tổn thương cơ họng và màng nhầy
Khi cố gắng loại bỏ xương cá bằng phương pháp không an toàn, người bệnh có thể vô tình gây tổn thương cho mô mềm trong cổ họng. Các vết thương này có thể kéo dài, gây đau đớn và khó chịu.
2.4. Tắc nghẽn đường tiêu hóa
Đôi khi, xương cá không chỉ mắc lại trong họng mà có thể di chuyển xuống dạ dày hoặc ruột. Điều này có thể gây ra tình trạng dị vật đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn hoặc khó tiêu, thủng thực quản, thủng dạ dày khi xương to mắc.
3. Liệu mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa có tốt như lời đồn?
Trong dân gian, mỗi khi bị hóc xương cá, nhiều người thường truyền tai nhau những mẹo chữa đơn giản, nhanh chóng tại nhà. Một trong số đó là mẹo chữa hóc xương cá bằng... đũa! Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng lại được khá nhiều người tin tưởng áp dụng. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay chỉ là lời đồn dân gian?
Mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa là một mẹo dân gian truyền miệng. Mẹo này được thực hiện như sau: Nếu ai đó bị hóc xương cá, hãy lấy một đôi đũa, đảo ngược đầu đũa lại (đầu to xuống dưới, đầu nhỏ lên trên) rồi đặt lên mâm cơm hoặc gõ vào bát ba lần. Kèm theo đó là một lời cầu khấn, như một hình thức “đánh lừa” xương cá để nó tự rơi ra.
Mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa mang tính duy tâm
Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học, cách làm này hoàn toàn không có tác động vật lý trực tiếp đến vị trí xương bị hóc. Nó mang tính tâm linh hoặc trấn an tinh thần nhiều hơn là giải pháp y tế thực thụ.
Mẹo chữa bằng đũa tuy không gây hại, nhưng cũng không nên xem là cách duy nhất xử lý hóc xương. Nếu sau vài phút áp dụng mà không thấy cải thiện, tốt nhất bạn nên chuyển sang các biện pháp an toàn, hiệu quả hơn hoặc đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
4. Lưu ý quan trọng cần biết khi bị hóc xương cá
Hóc xương cá tưởng chừng như là tai nạn nhỏ, nhưng nếu không xử lý đúng cách thì hậu quả có thể khá nghiêm trọng. Để tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra cũng như ngăn tình trạng hóc xương trở nên nghiêm trọng, bạn cần lưu ý những điều sau:
4.1. Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào liệu pháp dân gian
Mẹo chữa xương cá bằng đũa hay các mẹo dân gian khác về cơ bản đều chưa được chứng minh trên góc độ khoa học. Nếu xương đã cắm sâu vào niêm mạc thì những cách này không có tác dụng, thậm chí khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Cụ thể là làm xương có thể cắm sâu hơn nữa vào thành họng, gây khó khăn cho bác sĩ khi tìm kiếm dị vật cũng như nguy cơ áp xe do dị vật đối với bệnh nhân. Chỉ nên áp dụng khi biết chắc xương còn mắc nông và không gây chảy máu hay đau dữ dội.
4.2. Ngưng ăn uống ngay lập tức
Ngay khi cảm thấy có vật cứng, nhọn mắc trong cổ họng, việc đầu tiên cần làm là ngưng ăn uống hoàn toàn. Việc cố gắng nuốt tiếp hoặc ăn thêm sẽ chỉ khiến xương cá đi sâu hơn, gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho thực quản hoặc vùng họng.
4.3. Súc miệng và thử các thao tác hỗ trợ nhẹ nhàng
Một số trường hợp xương nhỏ, mắc nông ở cổ họng có thể thử xử lý bằng cách:
- Súc miệng bằng nước lọc sạch để làm trôi bớt dị vật.
- Ngậm nước, ngửa đầu và phát âm “a” dài để tạo áp lực đẩy xương ra ngoài.
Nếu không hiệu quả sau 1 - 2 lần thử, bạn không nên cố thêm mà hãy chuyển sang bước tiếp theo.
Thử súc miệng và tạo âm thanh để đẩy xương cá
4.4. Theo dõi biểu hiện bất thường
Nếu bạn gặp một trong những biểu hiện sau, cần lập tức ngừng mọi biện pháp tại nhà và đến bệnh viện ngay:
- Đau nhói, rát sâu trong cổ họng kéo dài.
- Khó thở, nuốt nghẹn, nói khàn hoặc không nói được.
- Có dấu hiệu chảy máu trong họng hoặc đau lan lên tai.
4.5. Đến cơ sở y tế khi cần thiết
Khi nghi ngờ hóc xương cá không thể tự xử lý, bạn không nên chần chừ mà hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám Tai mũi họng. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để xác định vị trí và dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp xương ra, tránh gây tổn thương thêm cho vùng niêm mạc.
Tuy rằng mẹo chữa hóc xương cá bằng đũa nghe có vẻ đơn giản và dễ áp dụng, nhưng hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng. Đôi khi những phương pháp này còn có thể khiến tình trạng hóc xương thêm nghiêm trọng. Do đó, bạn nên ưu tiên cách an toàn là đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra. Một địa chỉ y tế bạn có thể tham khảo lựa chọn là chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để được tư vấn thêm và đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
